Không giống như Bến Tre dừa có mặt nhiều gần các sông, kênh rạch nên vận chuyển bằng ghe tàu dễ dàng hơn nhiều. Thấy vậy, vợ anh đặt ra câu hỏi liệu có cách nào tăng giá trị kinh tế cho trái dừa hay không?
Vợ tôi học về công nghệ thực phẩm, năm 2018 khi cô ấy đang ở quê thì thấy Trà Vinh giá dừa rất thấp, cây cho nhiều trái nhưng không nhiều thương lái mua vì dừa trồng sâu trong đất liền rất khó thu mua.
Nói là làm, chị bắt đầu lên mạng tìm hiểu thì thấy trên thế giới dừa ngoài cho trái vẫn có thể dùng để thu mật và cho giá trị kinh tế rất cao. Theo anh Ngãi, đây là tín hiệu cho hai vợ chồng bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra hướng đi tốt cây dừa miền Tây, phương pháp sản xuất thu mật sẽ phù hợp với tình trạng xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu ở miền Tây rất nhiều.
Trong sáu tháng đầu tiên, anh cùng cộng sự nghiên cứu mãi không tìm ra kỹ thuật thu mật hoa từ cây dừa, sở dĩ đây là ngành nghề truyền thống của người dân địa phương đặc biệt là đồng bào người Khmer nhưng khi ngành đường mía bắt đầu thịnh hành, bà con đã dần bỏ nghề và không còn lưu truyền nhau kỹ thuật lấy mật.
“Bài toán khó cho người khởi nghiệp diễn ra vào từng thời điểm khác nhau, sau khi thu được mật rồi thì chúng tôi phải nghiên cứu cách chế biến, đo thị trường, đặt mục tiêu không dùng chất bảo quản và sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được”, anh tâm sự.