• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

08 Apr, 2024 859

Trồng dừa hữu cơ, Trà Vinh giảm phát thải khí

Canh tác dừa theo hướng hữu cơ để xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu hoặc thu hoạch mật hoa dừa là sự chuyển đổi đầy triển vọng của nông dân trồng dừa ở Trà Vình. Giải pháp này vừa cải thiện kế sinh nhai, vừa bảo vệ môi trường, đóng góp vào giảm phát thải khí nhà kính…Nông dân liên kết mô hình Sokfarm thu hoạch mật dừa. Ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, cho biết với diện tích dừa lên tới 23.698ha (khoảng 6,6 triệu cây dừa), Trà Vinh là tỉnh có diện tích cây dừa lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau tỉnh Bến Tre). Trong đó, gần 21.000 ha đang cho trái, năng suất bình quân 15,2 tấn/ha, sản lượng 307.000 tấn, tương đương khoảng 257 triệu quả/năm. Rộng đường xuất khẩu dừa sang Âu - Mỹ Để nâng cao giá trị từ cây dừa, tránh tình trạng “mất giá, lợi nhuận thấp”, từ 5 năm qua, UBND tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện đề án “Nâng cấp chuỗi giá trị dừa”. Ông Trần Văn Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần, cho biết thực hiện nâng cao chuỗi giá trị dừa, nông dân tại địa phương đã chuyển sang trồng dừa hữu cơ, được cấp chứng nhận GlobalGAP. “Thay vì tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang các quốc gia lân cận và Trung Quốc, hiện nay doanh nghiệp đã thu mua trái dừa để xuất khẩu sang châu Âu. Năm 2023, trong khi dừa thông thường chỉ bán được với giá 5.000-6.000 đồng/trái, thì dừa có chứng nhận GlobalGAP được doanh nghiệp thu mua với giá 7.500-8.000 đồng/trái”, ông Quân cho biết. Là một nông dân ở xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần, ông Nguyễn Văn Hưng là người đã có hơn một năm kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyển đổi kỹ thuật canh tác mới. Theo ông Hưng, khi nền đất được xử lý bằng phân hữu cơ vi sinh, không bón phân hóa học, 0,8ha dừa của gia đình cho trái ít hơn, nhưng trái to đều và đẹp. Canh tác hữu cơ giúp giảm khoảng 55% chi phí do hạn chế không sử dụng phân bón hóa học, nhờ đó lợi nhuận đạt cao hơn. Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho thấy sự cải thiện tích cực đáng kể trong sản xuất và kinh doanh dừa tại đây. Toàn tỉnh đã triển khai liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dừa với nhiều doanh nghiệp tham gia: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) liên kết với nông dân tạo chuỗi dừa hữu cơ với diện tích 763ha; Công ty cổ phần Chế biến dừa Á Châu với diện tích dừa hữu cơ 220,56ha, 202 hộ tham gia; Công ty Cổ phần Trà Bắc với diện tích 310,5ha, 343 hộ tham gia; Công ty TNHH Chế biến nông sản Thuận Phong đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ khoảng 500ha. Thu hoạch mật hoa dừa ứng phó xâm nhập mặn Trà Vinh là tỉnh nằm cuối nguồn tiếp ngọt của Sông Hậu và giáp biển, do đó tình trạng xâm nhập mặn diễn ra trong những năm qua đã tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Điển hình như đợt hạn hán, xâm nhập mặn gây hại từ năm 2016, sản lượng dừa của Trà Vinh giảm từ 50-60%, gây thất thu lớn đối với thu nhập của người dân. Thực tế những năm gần đây, những khu vực trồng dừa bị mặn xâm nhập kéo dài, thường làm giảm khả năng đậu trái, khiến năng suất trái giảm mạnh. Biến đổi khí hậu cũng khiến bọ vòi voi gây hại làm rụng trái non. Nhiều nông dân chán nản, chặt bỏ cây dừa, nhưng cũng không biết chuyển sang trồng cây gì để thích ứng được với xâm nhập mặn.Chị Thạch Thị Chal Thi - Người sáng lập công ty THNN Trà Vinh Farm chuyên sản xuất các sản phẩm hữu cơ từ mật hoa dừa Chị Thạch Thị Chal Thi, dân tộc Khmer, ở xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, đã tìm ra lối thoát cho người trồng dừa. Chị Chal Thi có bằng thạc sỹ ngành công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Tình cờ chị đọc được một báo cáo của FAO cho biết chế biến mật hoa dừa là giải pháp phù hợp với biến đổi khí hậu và xu thế tiêu dùng. Mật hoa dừa chứa nhiều khoáng chất, là nguồn thực phẩm giàu kali, magie, kẽm và sắt, nhiều loại vitamin và các loại acid amin thiết yếu nên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Những nghiên cứu cũng cho thấy: mật hoa dừa có chứa chất chống oxy hóa, tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ hệ tim mạch ổn định trong cơ thể, chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Báo cáo của FAO cũng chỉ ra rằng, trong điều kiện độ mặn 4 - 10‰, cây dừa giảm đậu quả kết trái, nhưng cây dừa vẫn sống tốt. Tìm hiểu từ những người già trong ấp mà mình sinh ra và lớn lên, chị Chal Thi được biết cũng giống như cây thốt nốt, người xưa ở đây cũng từng lấy nước chảy ra từ hoa dừa, nấu lên thành đường. Tuy nhiên, do giá thành làm đường từ hoa dừa cao, quá trình chế biến kỳ công, không cạnh tranh được với đường mía, nên ngày nay không ai làm đường từ hoa dừa nữa. Chị Chal Thi quyết định khởi nghiệp với nghề khai thác mật hoa dừa, dùng chính vườn dừa của cha mẹ mình để thí điểm. Suốt nửa năm đầu tiên, chị không thu được mật hoa dừa vì không biết cách “massage” cho hoa. Lên mạng tìm hiểu qua các video của Philippine, chị mới biết cách “massage” hoa dừa để thu mật. Cho đến gần một năm sau, chị mới thu hoạch và thành thạo kỹ năng lấy mật từ hoa dừa. Để thu hoạch mật hoa dừa, nông dân cần mỗi ngày hai lần massage cho hoa dừa nhằm kích thích chúng tiết mật. Trong quá trình kích mật cần phải tác động lực vừa đủ để tránh hoa dừa bị dập, nhưng nếu làm quá nhẹ thì chúng sẽ không chảy ra mật. “Trung bình một năm, cây dừa cho khoảng 13 chùm hoa. Chu kỳ cứ 25 ngày cây dừa sẽ cho ra một chùm hoa, thu được 25 - 30 lít mật/một chùm và thu luân phiên từ hoa này đến hoa khác”, chị Chal Thi chia sẻ. Bà con hàng xóm nhìn thấy kết quả nên bắt đầu tin tưởng và đồng ý liên kết sản xuất với chị Chal Thi. Hàng xóm kế bên có vườn dừa, nhưng do năng suất thấp bởi hạn mặn nên đã chặt bỏ vườn dừa, chỉ để lại 7 cây dừa bên bờ ao. Nhà này liên kết với chị, thấy thay đổi rõ rệt. Trước đây, 7 cây dừa này, thu hoạch trái đem bán chỉ thu được 200 nghìn đồng/tháng. Từ khi thu hoạch mật, chỉ với 7 cây dừa đã thu được 2,8 - 3 triệu đồng/tháng. Năm 2020, ý tưởng sản xuất mật hoa dừa giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên do Trung ương Đoàn tổ chức. Đó là động lực để chị Chal Thi thành lập Công ty Sokfarm. Trong 3 năm qua, nông dân ở xã Phú Cần đã trồng lại cây dừa và tham gia chuỗi liên kết của Sokfarm. Trồng dừa mang lại hạnh phúc  Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc và SokFarm là nông nghiệp hạnh phúc. Hiện nay, Sokfarm là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất mật hoa dừa và các sản phẩm từ mật hoa dừa. Sokfarm đã nghiên cứu và sản xuất thành công các dòng sản phẩm như: nước uống mật hoa dừa tươi, nước tương mật hoa dừa, mật hoa dừa lên men, hạt ca cao và mật hoa dừa, dấm mật hoa dừa…Bộ sản phẩm hữu cơ từ mật hoa dừa của Sokfarm  Hiện mỗi tháng, Sokfarm cho ra thị trường 20.000 sản phẩm thành phẩm, doanh thu mang về hơn 3 tỷ đồng/tháng và tăng trưởng doanh thu khoảng 200% mỗi năm. Công ty đã xây dựng được mạng lưới 400 nhà phân phối trên toàn quốc. 90% sản phẩm phục vụ nội tiêu, 10% xuất khẩu ra thị trường Hà Lan, Campuchia, Nhật Bản và đang tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Sokfarm có 38 công nhân làm việc tại cơ sở chế biến mật dừa, liên kết bao tiêu thu mua nguyên liệu từ hơn 50 hộ nông dân trồng dừa. Mục tiêu của Sokfarm phấn đấu đến năm 2030, liên kết được 1.000 nông hộ trở lên để đồng bào Khmer không phải ly hương trước xu hướng xâm nhập mặn đang ngày càng khốc liệt ở miền Tây Nam bộ. Bà Nguyễn Như Quỳnh, cán bộ Chương trình UNDP Việt Nam, cho biết nghiên cứu đo đạc cho thấy mỗi cây dừa, trên 10 tuổi hấp thụ 770 kg CO2/năm. Các chuyên gia đều khẳng định dừa là loại cây trồng hấp thụ khí nhà kính rất tốt. Sokfarm đã giúp nông dân trồng dừa gia tăng giá trị gấp 3-5 lần so với thu hoạch trái dừa, từ đây nông dân không còn chặt bỏ cây dừa, mà gia tăng tái canh diện tích trồng dừa. Mô hình này đóng góp lớn cho mục tiêu giảm phát thải, hấp thu khí nhà kính. “Bình quân 1 ha trồng dừa thu được 70-90 tấn mật/năm. Trước đây, mỗi ha trồng dừa người dân thu được 5-7 triệu đồng/tháng, thì nay thu được 40-60 triệu đồng tháng nhờ khai thác mật hoa dừa. Mô hình của Sokfarm là một điển hình cho chuyển đổi mô hình phát triển cho phụ nữ dân tộc Khmer vùng Tây Nam bộ sang mô hình kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến sự phát triển bền vững”, bà Nguyễn Như Quỳnh nhận định.Nguồn: vneconomy.vn 

Xem chi tiết..

08 Apr, 2024 606

Cô gái Khmer với hành trình “làm hoa rót mật cho đời”

Cầm cố hết tài sản để mong có được “mật ngọt”, nhưng những gì chị Chal Thi nhận được lại là “quả đắng”. Trong lúc ấy, chị đã không buông xuôi, ngày ngày cần mẫn như con ong “làm hoa rót mật cho đời”. Mật ngọt sau vị đắng Những ngày này, tại các vườn dừa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh luôn rộn rã tiếng cười khi nông dân bước vào mùa thu hoạch. Gọi là thu hoạch nhưng không phải hái trái, mà chỉ thấy những người đàn ông trèo lên cây rồi làm những động tác… “mát-xa” cho cây dừa. Công đoạn mát-xa cho cho dừa để lấy mật. Ảnh: P.V. Lau vội mồ hôi nhễ nhại trên trán, ông Thạch Sa Rây (xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần) vui vẻ giải thích: “Để lấy mật hoa dừa hiệu quả, chúng tui phải dùng tay tác động một lực vừa phải để kích thích hoa tiết mật. Lực tác động vừa đủ để bông dừa không bị dập nát nhưng cũng không được làm quá nhẹ nhàng nếu không sẽ không kích thích được mật chảy ra. Mỗi ngày phải đều đặn leo lên cây 2 lần để mát xa bông dừa. Cứ cách 12 tiếng lại thu mật một lần. Trong 24 giờ, trung bình, một mật hoa dừa sẽ cho ra 1 lít nước. Cứ vậy liên tục trong 25 ngày sẽ được 25 lít”. Gia đình ông Sa Rây có 7 cây dừa trồng xung quanh nhà. Trước đây, gia đình ông chỉ bán trái, thu được 150 nghìn đồng/tháng. Từ khi chuyển qua trồng hoa thu mật, gia đình ông thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng. Và điều này không phải tự dưng mà có. Chị Thạch Thị Chal Thi luôn nặng nợ với cây dừa quê hương. Ảnh: P.V. Cách nhà ông Rây không xa là một doanh nghiệp có bảng hiệu “SokFarm”. Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc. SokFarm ở đây mang ý là nông nghiệp hạnh phúc. Người phụ nữ tên Thạch Thị Chal Thi (sinh năm 1989) vui vẻ đón khách với nụ cười hiền hậu, hạnh phúc như chính cái tên gọi của doanh nghiệp mà vợ chồng chị đã gầy công xây dựng. Chal Thi vốn xuất thân từ một gia đình nông dân ở huyện Tiểu Cần, được cha mẹ lo ăn học đến nơi đến chốn. Chị tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm của Đại học Bách khoa TP. HCM, sau đó làm việc cho một tập đoàn chuyên về nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2018, khi đó tỉnh Trà Vinh có diện tích dừa lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau Bến Tre. Cây dừa chủ yếu chỉ thu hoạch bán trái thô và phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc hoặc thương lái Bến Tre thu mua. Khi thương lái không mua, dừa Trà Vinh rơi vào cảnh ế ẩm, người trồng chỉ biết bỏ để mọc mầm. Nhà Chal Thi cũng trồng dừa, thương cha mẹ và bà con trong xóm vất vả với cuộc sống bấp bênh, chị lúc nào cũng trăn trở làm được việc gì đó giúp người thân và cộng đồng thoát khỏi cảnh khốn khó, đồng thời gia tăng giá trị từ cây dừa. Chị Thạch Thị Chal Thi chia sẻ về quá trình gian khó khi khởi nghiệp với nghề thu mật hoa dừa. Ảnh: P.V. Qua tìm hiểu, Chal Thi biết nghề thu mật từ hoa dừa là nghề truyền thống của đồng bào Khmer nhưng đã bị thất truyền từ lâu. Ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines... ngoài thu hoạch dừa lấy trái, người ta còn tạo ra các sản phẩm giá trị khác như mật hoa dừa. Đặc biệt, trong năm 2013, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng đã công nhận đường hoa dừa là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới, dựa trên 3 yếu tố là: cải thiện kế sinh nhai, phù hợp với biến đổi khí hậu và tính bền vững của xu thế tiêu dùng. Từ một diện tích giống nhau, cây dừa có thể cho lượng đường cao hơn 50-70% so với cây mía. Và rồi, Thạch Thị Chal Thi đã nghỉ việc ở thành phố để trở lại quê hương Trà Vinh tìm giải pháp cứu cây dừa với công việc đầu tiên là “trồng hoa lấy mật”. Chị kể, lúc bắt tay vào làm đã gặp vô số khó khăn, do bản thân chưa từng có kiến thức về kỹ thuật lấy mật hoa dừa, kỹ thuật chế biến, ngay cả thị trường tiêu thụ cũng chưa nắm được. Tất cả đều bắt đầu từ con số 0. Trong 6 tháng đầu tiên thử nghiệm, những gì thu về là… “quả đắng” vì không có được giọt mật nào. Khó khăn càng chồng chất hơn khi gia đình chị có bao nhiêu sổ đỏ phải đem thế chấp ngân hàng hết để vay tiền xây xưởng, vận hành doanh nghiệp, nhưng toàn bộ đều thua lỗ. Những vườn dừa xanh ngát ở Trà Vinh. Ảnh: P.V. “Lúc đó, tôi có cảm giác mọi cánh cửa đều đóng sập nhưng gia đình, vợ chồng động viên nhau phải cố gắng vượt lên. Chúng tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm, rồi nghiên cứu các video về kỹ thuật lấy mật hoa dừa ở các nước bạn như: Thái lan, Philippines… Và phải mất thêm 6 tháng nữa mới thu được những giọt mật đầu tiên hòa lẫn trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả gia đình”, chị Chal Thi nhớ lại. Đưa vị ngọt vươn xa Theo chị Chal Thi, để thu mật phải chọn hoa dừa đúng độ tuổi. Nếu hoa non, quá trình lấy mật sẽ dễ bị hư, còn hoa già quá, sẽ cho ra nước mật không đạt. Nói rồi, chị chỉ tay về một nhân công đang thoăn thoắt trên ngọn dừa. Người đàn ông cầm cán dao gõ vào dừa để thông tuyến mật. “Mình phải gõ một lực vừa đủ thôi, nếu gõ nhẹ quá thì tuyến mật sẽ không được thông, còn lực mạnh quá thì sẽ làm dập tuyến mật bên trong. Do đó, người thợ lấy mật được ví như những người nghệ sĩ. Họ phải yêu bông dừa, hiểu được cây dừa và cảm được nó. Phải vừa dày công chăm bón, vừa vun đắp tình cảm, và cả kỹ thuật nữa thì mới thu được mật từ hoa dừa”, chị Chal Thi nói. Nhưng nếu chỉ có mật thôi thì chưa đủ, bởi đằng sau đó là cả một hành trình dài của: thất bại, làm lại, thất bại, rồi đứng lên làm lại…Chị Thạch Thị Chal Thi hướng dẫn nhân viên vận hành máy cô đặc. Ảnh: P.V. Khi có được những lít mật dừa đầu tiên, bài toán nan giải khác lại tới, đó là làm sao cô đặc lại thành mật hoa dừa. “Mình làm hàng tự nhiên không có phụ gia nên gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm không đồng nhất từ các mảng. Sau nhiều tháng miệt mài với hàng trăm đợt nấu thử thất bại vì nước dừa không hài hòa độ ngọt và độ chua, độ cô đặc..., đến tháng 9/2019, sản phẩm mật hoa dừa của chúng tôi chính thức trình làng thị trường”, chị Chal Thi kể. Giải quyết xong bài toán sản phẩm lại tới vấn đề tiêu thụ. Có những ngày công ty chị chỉ bán được 1 chai mật nhỏ, trong khoảng 1 năm đầu thua lỗ rất nhiều. Nhưng chị đã không từ bỏ mà cố gắng mỗi ngày, chỗ nào có hội chợ hoặc chương trình khởi nghiệp, hội chợ… là chị tranh thủ mọi lúc mọi nơi để tới giới thiệu, lan tỏa sản phẩm. Thời điểm này, những chai mật hoa dừa đầu tiên được gửi cho bạn bè, đồng nghiệp dùng thử và nhận được những tín hiệu tốt. Những người bạn góp phần giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo. “Mật hoa dừa phù hợp với nhu cầu ăn kiêng vì lượng đường thấp nhưng giàu khoáng chất. Cây dừa là thế mạnh của Việt Nam, nếu tận dụng được, cơ hội để phát triển các sản phẩm từ mật hoa dừa là rất lớn”, Chal Thi nói về thành công của những ngày đầu vượt qua gian khó. Cô gái Khmer với hành trình “làm hoa rót mật cho đời” Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Trà Vinh Farm. Ảnh: P.V. Nghề trồng dừa ở miền Tây Nam Bộ, từ trước tới nay, người dân hầu như chỉ thu trái chứ không thu mật dừa, nên những ngày đầu, cách làm của chị Chal Thi được xem là “lạ đời”. Thậm chí không ít người xung quanh còn còn nghi ngờ, đàm tiếu, cho rằng đó là việc làm vô bổ. Đến khi thấy vườn dừa của chị thí điểm thành công, bà con bắt đầu tin tưởng vào khả năng phát triển ngành nghề khai thác, chế biến mật hoa dừa và đồng ý liên kết sản xuất với chị. Năm 2019, vợ chồng chị Chal Thi thành lập Công ty TNHH Trà Vinh Farm với thương hiệu Sokfarm. Mục tiêu của chị là làm ra sản phẩm để mọi người cùng hạnh phúc. Người nông dân hạnh phúc vì có thu nhập từ cây trồng truyền thống. Người tiêu dùng hạnh phúc vì được sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Nhà bán hàng hạnh phúc vì kiếm được tiền từ những giá trị mang đến cho cộng đồng. Nhà sản xuất hạnh phúc vì mình làm được điều có ý nghĩa cho quê hương, cho đồng bào Khmer của mình. Đến nay, thương hiệu Sokfarm đã cho ra mắt thị trường 7 sản phẩm: đường hoa dừa, mật hoa dừa, nước uống mật hoa dừa… và mới nhất là nước tương mật hoa dừa. Trà Vinh Farm vẫn không ngừng nghiên cứu để phát triển thêm sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng và mở rộng thị trường.Đến nay, thương hiệu Sokfarm đã cho ra mắt thị trường 7 sản phẩm. Ảnh: P.V. Hiện tại, Trà Vinh Farm đã có nhà xưởng đạt chuẩn ISO 22000: 2018, sản phẩm mật hoa dừa có mặt trên 30 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, Sokfarm đã có hệ thống phân phối hơn 30 tỉnh, thành phố qua hơn 400 đại lý và có mặt trên sàn thương mại điện tử Amazon, Alibaba và đại lý tại Nhật Bản, Hà Lan... Đặc biệt, UBND tỉnh Trà Vinh chứng nhận sản phẩm mật hoa dừa, nước uống mật hoa dừa đạt tiêu chuẩn OCOP. Năm 2021, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao chứng nhận các sản phẩm của Sokfarm là ngành hàng thực phẩm Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập. Mật hoa dừa cũng là một trong 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021 của tỉnh Trà Vinh được Bộ Công Thương công bố... Vì quê hương phụng sự Theo tính toán của Chal Thi, trồng dừa lấy mật sẽ giúp người nông dân tăng gấp 3-5 lần so với lấy quả. Bởi, một bông hoa dừa sẽ khai thác mật liên tục trong 25 ngày, tương đương 20-25 lít mật/hoa/tháng. Với mức giá mật dừa đang được thu mua 10.000 đồng/lít, một bông hoa dừa sẽ mang lại 200.000-250.000 đồng/tháng. Trong khi đó, một cây sẽ ra trung bình 13 hoa mỗi năm. Bên cạnh đó, trồng dừa lấy mật còn thích ứng với biến đổi khí hậu. Bởi, nếu độ mặn quá cao, cây sẽ bị rụng quả, nhưng hoa lại không hề bị ảnh hưởng. Hiện nay, công ty có hơn 70 hộ nông dân tham gia trong mô hình liên kết, với 20 ha dừa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA (Chương trình hữu cơ quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ), mức thu nhập trung bình của nông dân lên tới hàng chục triệu đồng/tháng. Chị Thạch Thị Lập (38 tuổi, huyện Tiểu Cần) chia sẻ, vì cuộc sống khó khăn nên một dạo, chị phải xa nhà đi làm công nhân ở công ty may may mặc. Khi biết tin về Công ty Trà Vinh Farm, chị đã xin vào làm công nhân và được tuyển dụng. Vợ chồng chị Chal Thi hạnh phúc với những thành công đạt được. Ảnh: P.V. “Mức lương mỗi tháng của tui khoảng 9 triệu đồng, số tiền đó đủ để trang trải cuộc sống cho gia đình đối với một huyện còn nghèo như Tiểu Cần. Ngoài ra, công ty còn thưởng riêng mỗi khi đạt doanh số, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ khác cho công nhân. Quan trọng nhất là mình có việc làm ổn định gần nhà. Được sự quan tâm của công ty như vậy, tui và các công nhân khác luôn đồng hành, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để giúp công ty ngày càng phát triển”, chị Lập tâm sự. Ông Thạch Sa Rây (xã Phú Cần) chia sẻ: “Trước đây, nông dân trồng dừa thu trái, chỉ có thể thu hoạch 7 - 12 triệu đồng/tháng/ha. Từ khi tham gia liên kết trồng dừa lấy mật, nông dân có thể thu được 40 - 60 triệu đồng/tháng/ha. Cũng nhờ mật ngọt từ cây dừa mà nên nhà nên cửa”. Ông Lê Văn Bài - Chủ tịch LĐLĐ huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Công ty Trà Vinh Farm hiện có 37 lao động, trong đó, có 7 cán bộ, và 3 kỹ sư nông nghiệp. Tháng 5/2022, công ty chính thức thành lập công đoàn cơ sở, đến nay đã có 37 đoàn viên (tỉ lệ 100%). Thời gian qua, việc chăm lo đời sống của người lao động, đoàn viên tại công ty được thực hiện rất tốt. Công ty áp dụng hệ số tăng ca, quà tặng sản phẩm mật hoa dừa hằng tháng cho các đoàn viên có sức khỏe kém như: hạ huyết áp, tiểu đường. Ngoài ra, công ty còn mở lớp học tiếng Anh cho con em các đoàn viên trong độ tuổi đi học, tổ chức trao tặng quà tặng vào các dịp lễ, Tết trong năm, hỗ chợ chi phí khám chữa bệnh cho đoàn viên… Hiện mỗi tháng Sokfarm cho ra thị trường 20.000 sản phẩm thành phẩm, doanh thu mang về hơn 3 tỷ đồng. Chị Chal Thi mong muốn mỗi năm đưa ra thêm 1-2 sản phẩm chế biến từ mật hoa dừa, vào năm 2030 sẽ liên kết được ít nhất 1.000 hộ nông dân, tạo được việc làm cho hơn 300 người lao động nhờ vào nhà máy sản xuất mật hoa dừa tại Trà Vinh.Thông tin thêm: Ông Trần Trường Giang - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, cho biết với diện tích dừa lên tới 23.698 ha (khoảng 6,6 triệu cây dừa), Trà Vinh là tỉnh có diện tích cây dừa lớn thứ 2 ở Việt Nam (sau tỉnh Bến Tre). Trong đó, gần 21.000 ha đang cho trái, năng suất bình quân 15,2 tấn/ha, sản lượng 307.000 tấn, tương đương khoảng 257 triệu quả/năm. Ngoài mô hình thu mật dừa nêu trên, ngành Nông nghiệp còn triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị từ cây dừa. Theo đó, nông dân tại địa phương đã chuyển sang trồng dừa hữu cơ, được cấp chứng nhận GlobalGAP. Thay vì tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang các quốc gia lân cận và Trung Quốc, hiện nay doanh nghiệp đã thu mua trái dừa để xuất khẩu sang châu Âu. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã có 1.294 ha dừa hữu cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu và chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Kế hoạch phát triển dừa của tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, diện tích phấn đấu đạt trên 25.000 ha, cho sản lượng trên 375.000 tấn/năm. Năm 2023, trong khi dừa thông thường chỉ bán được với giá 5.000 - 6.000 đồng/trái, thì dừa có chứng nhận GlobalGAP được doanh nghiệp thu mua với giá 7.500 - 8.000 đồng/trái.Nguồn: laodongcongdoan.vn 

Xem chi tiết..

26 Mar, 2024 1,219

Đường hoa dừa là gì? 7 công dụng của đường hoa dừa

Đường hoa dừa là loại đường còn rất mới lạ tại Việt Nam, nhưng ở các nước khác trên thế giới đã được sử dụng hàng trăm năm. Vậy đường hoa dừa là gì? Loại đường này sẽ có công dụng gì khác biệt? Hãy cùng Sokfarm tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!Đường hoa dừa hiện được nhiều người tin dùng vì hấp thu chậm, giúp cung cấp năng lượng ổn định  1. Đường hoa dừa là gì? Đường hoa dừa là đường được làm từ mật của hoa dừa. Mật sau khi thu từ hoa dừa sẽ được đem về nhà máy lọc loại bỏ tạp chất, sau đó sẽ được đánh đường ở nhiệt độ 55-60oC trong vòng 8 - 10 giờ. Đường thành phẩm sẽ có màu nâu cánh gián đẹp mắt, hạt rất mịn. Đường mật hoa dừa có vị ngọt thanh, độ ngọt chỉ 80-85% so với đường mía. Đây là đường thô không tách mật nên chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 2. Công dụng của đường hoa dừa? Không làm tăng chỉ số đường huyết khi sử dụng Chỉ số đường huyết dùng để đánh giá độ đường trong máu Đường mật hoa dừa Sokfarm có chỉ số đường huyết thấp (GI<41). GI viết tắt của glycemix index là thước đo cụ thể mức độ tăng lượng đường glucose trong máu sau khi ăn thực phẩm chứa chất bột đường. Sử dụng thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ giúp đường huyết tăng lên và hạ xuống đều đặn mà cơ thể vẫn hấp thu đủ lượng đường cần thiết. Đường hoa dừa là sản phẩm được khuyến khích thích hợp cho người bị tiểu đường type 2 và những ai đang có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Loại đường có hàm lượng calo thấp Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) năng lượng bổ sung từ đường tối đa đối với nam là 150 calories và nữ là 100 calories. Trong khi đó năng lượng trong 100g đường hoa dừa chỉ có 382 kCal, tương đương 1 ngày có thể sử dụng từ 26-39 gam đường hoa dừa. Thích hợp để thay thế đường tinh luyện, dùng tạo ngọt cho các loại bánh giảm cân, các thực phẩm ăn theo chế độ healthy. Tăng hương vị cho các món ăn healthy Thông thường các sản phẩm dùng cho chế độ ăn healthy sẽ có màu sắc và vị rất nhạt. Đường hoa dừa sẽ giúp tạo màu caramel bắt mắt cho món ăn. Bên cạnh đó đường sẽ tạo cho thực phẩm vị ngọt thanh, dễ ăn kết hợp cùng vị mặn nhẹ từ khoáng chất tạo cho món ăn có hương vị hài hòa. Đặc biệt, việc kết hợp đường hoa dừa hữu cơ Sokfarm với sữa hạt cũng giúp món sữa hạt béo ngậy và ngọt thanh. Bổ sung khoáng điện giải tự nhiên cho các loại thức uống Đường hoa dừa rất giàu khoáng K, Na, Mg, P dùng để pha chế các loại thức uống có thể bổ sung khoáng. Cân bằng điện giải trong cơ thể những khi mệt mỏi do bệnh hay hoạt động thể thao. Cứu tinh cho các sản phẩm bánh kẹo truyền thống Rất nhiều người tiêu dùng thích sử dụng các loại bánh kẹo truyền thống như: bánh trung thu, kẹo socola,... nhưng lại sợ hàm lượng calo quá cao bên trong hay vị ngọt gắt của chúng. Đường hoa dừa sẽ tạo cho những sản phẩm bánh kẹo này vị ngọt dịu nhẹ, không ngán mà còn có cảm giác healthy khi ăn. Đường hoa dừa giúp làm giảm vị đắng của sô cô la và tăng mùi thơm  Lựa chọn cho người ăn kiêng thuần chay Những ai ăn kiêng thường sẽ chọn mật ong để thay thế cho đường tinh luyện. Nhưng người ăn thuần chay lại không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đường hoa dừa là chất tạo ngọt có thể đáp ứng cả 2 nhu cầu đó của người tiêu dùng. Vì đường hoa dừa là sản phẩm thuần thực vật, không lấy mật từ ong, không chứa chất gây dị ứng nên phù hợp với tất cả mọi người kể cả trẻ em. Làm đẹp da Đường hoa dừa có hạt rất mịn, có thể dùng để tẩy tế bào chết cho da một cách an toàn, lành tính. Trong đường hoa dừa cũng chứa một lượng nhỏ chất béo có tác dụng làm mềm và mịn da. Đồng thời những acid béo này cũng có khả năng kháng khuẩn bảo vệ da khỏi tác động xấu bên ngoài môi trường. Đường hoa dừa còn có tác dụng tẩy tế bào chết cho cơ thể  3. Mua đường hoa dừa uy tín ở đâu? Đường mật hoa dừa Sokfarm là sản phẩm chất lượng để mọi người có thể tin dùng. Sản phẩm được chứng nhận hữu cơ quốc tế của Mỹ, Châu u, Nhật và Canada. Sản xuất theo tiêu chuẩn IS22000:2018 và FDA. Đường hoa dừa Organic Sokfarm được thế giới công nhận là chất tạo ngọt mới bền vững  Không chỉ tạo thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn bảo vệ cơ thể cả bên trong lẫn bên ngoài. Hãy cùng đường hoa dừa Sokfarm bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.

Xem chi tiết..

25 Mar, 2024 982

Sokfarm ký biên bản đầu tư 1 triệu đô la với Quỹ đầu tư tạo tác động xã hội Triple Impact Hà Lan

Ngày 21/03/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sokfarm đã thành công ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư trị giá 1 triệu USD với Triple Impact Netherlands, một Quỹ đầu tư tạo tác động xã hội có trụ sở tại Hà Lan. Sự kiện này diễn ra dưới sự chứng kiến của các quan chức cao cấp đến từ chính phủ Hà Lan và Việt Nam.Các chuyên gia chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam , đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là trọng tâm của cuộc thảo luận tại sự kiện "Việt Nam – Hà Lan: Diễn đàn Kinh doanh Đồng bằng sông Cửu Long 2024", được tổ chức bởi Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại Việt Nam. Hà Lan và Đồng bằng sông Cửu Long đều chia sẻ đặc điểm chung là lành thổ đồng bằng với mạng lưới sông ngòi, cũng như đang phải đối mặt với các thách thức của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và tăng trưởng đô thị hóa. Bà Christianne Van Der Wal, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan, đã chia sẻ về Chương trình Phát triển Nông nghiệp ở các khu vực đặc biệt như Đồng bằng sông Cửu Long và nhấn mạnh vào sự cần thiết của sự hợp tác đa phương. Sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu yêu cầu sự đa dạng hóa trong các loại cây trồng có khả năng chịu mặn cao, cũng như việc thay thế hoá chất bảo vệ thực vật bằng phương pháp thiên địch để bảo vệ môi trường sống và chất lượng nông sản.Bà Christianne Van Der Wal bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú trước sản phẩm từ mật hoa dừa của Sokfarm - sản phẩm thích nghi biến đổi khí hậu và xâm nhập mặnĐoàn làm việc có sự tham gia của Quỹ đầu tư Triple Impact Netherlands, một tổ chức chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp tạo tác động xã hội và có mô hình kinh doanh bền vững. Sokfarm, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, đã ký kết thành công biên bản ghi nhớ đầu tư trị giá 1 triệu USD.Bà Thạch Thị Chal Thi founder Sokfarm đại diện doanh nghiệp ký kết biên bản cùng nhà đầu tư  Biên bản ghi nhớ này không chỉ là cơ hội để Sokfarm đầu tư vào công nghệ chế biến và phát triển sản phẩm, mà còn giúp Sokfarm đạt được mục tiêu năm 2028 với diện tích trồng dừa hữu cơ lên đến 300 hecta, tạo việc làm cho 200 lao động địa phương và liên kết với hơn 500 nông hộ.Chi tiết buổi lễ ký kết Ngoài Sokfarm, thông qua các cuộc làm việc, các doanh nghiệp và tổ chức từ Hà Lan và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết tổng cộng 17 biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác, tập trung vào nhiều lĩnh vực từ nuôi trồng thủy sản, trồng lúa bền vững đến công nghệ xử lý nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.Đại biểu tìm hiểu thêm về các doanh nghiệp đến từ Đồng bằng sông Cửu LongTác giả: Sokfarm 

Xem chi tiết..

22 Mar, 2024 777

Alluvia Chocolate ra mắt sản phẩm “Socola đen mật hoa dừa” phù hợp với người tiểu đường

Công ty Ca cao Xuân Ron Chợ Gạo và Công ty TNHH Trà Vinh Farm vừa cho ra mắt socola mới từ mật hoa dừa của vùng Trà Vinh đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Sản phẩm không chỉ mang hương vị rất miền tây Việt Nam khi kết hợp vị đắng nhẹ với vị béo và ngọt nhẹ của dừa mà còn phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường khi có chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Alluvia Chocolatier phát triển đa dạng sản phẩm cung ứng cho thị trường. Tại buổi ra hội thảo với chuyên đề “Nâng cao giá trị bản địa cùng nông sản địa phương” tổ chức tại TP.HCM vào ngày 16/3, Công ty Ca cao Xuân Ron Chợ Gạo (Alluvia Chocolate) và Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) đã giới thiệu sản phẩm socola đen mật hoa dừa. Loại socola này có vị ngọt nhẹ, thơm ngon đặc trưng của ca cao Việt Nam hòa quyện cùng vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ nhàng của mật hoa dừa. Sản phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường. Theo bà Nguyễn Ngọc Điệp - CEO Alluvia Chocolate, sản phẩm socola đen mật hoa dừa không chỉ mang hương vị rất riêng của vùng miền tây Việt Nam mà còn phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường khi có chỉ số đường huyết thấp, chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bà Nguyễn Ngọc Điệp - Giám đốc Alluvia Chocolate cho biết, ca cao mới du nhập vào trồng ở Việt Nam và miền Tây sông nước là vùng trồng chủ lực sau Tây Nguyên, còn mật hoa dừa vốn là đặc sản ở Trà Vinh. “Sau sự thành công của các vị socola khác nhau như socola tiêu Phú Quốc, quế Trà Bồng, dừa Bến Tre, gừng Cao Bằng, mắc khén… chúng tôi tiếp tục cho ra mắt dòng socola đen mật hoa dừa của vùng đất Trà Vinh, sản phẩm này có vị dừa rất riêng của vùng miền Tây sông nước, khơi gợi sự tò mò của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, sản phẩm này có chỉ số đường huyết thấp, rất phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường”, Giám đốc Alluvia Chocolate Nguyễn Ngọc Điệp nói. Một vài khách hàng đến từ Nhật đang lựa chọn socola tại Alluvia. Socola Việt ngày càng được người tiêu dùng đón nhậnTheo bà Điệp, để mang đến cho người dùng những thanh socola chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Alluvia Chocolate đã thực hiện sản xuất socola theo dây truyền khép kín với vườn ca cao riêng được trồng và duy trì theo các quy trình chuẩn quốc tế. Sau đó, những trái ca cao thơm ngon được chuyển tới xưởng, sản xuất và đóng gói. Nhờ vậy các sản phẩm của Alluvia Chocolate hiện không chỉ bán trong nước mà thu hút rất nhiều du khách quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu. “Sản phẩm socola đen mật hoa dừa mà Alluvia Chocolate và Công ty Trà Vinh Farm kết hợp cho ra đời lần này không chỉ mang đến hương vị mới lạ mà đây còn là cơ hội quảng bá socola và ca cao nguồn gốc tự nhiên được sản xuất bởi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đưa sản phẩm của người Việt đến tay người Việt và vươn xa ra thế giới. Đồng thời, hỗ trợ người nông dân trong phân phối sản phẩm và việc làm”, CEO Nguyễn Ngọc Điệp chia sẻ. Ông Phạm Đình Ngãi - CEO Sokfarm cho biết sản phẩm socola đen mật hoa dừa của Sokfarm và Alluvia Chocolate được sản xuất tuân theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Còn ông Phạm Đình Ngãi, CEO Sokfarm cho biết, Sokfarm tự hào là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam kế thừa và nối tiếp ngành nghề thu mật hoa dừa truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Với diện tích hơn 25.000 ha dừa ở Trà Vinh, Sokfarm áp dụng kỹ thuật mát-xa hoa dừa để thu mật, gia tăng giá trị gấp 3-5 lần so với thu hoạch trái dừa, đồng thời bảo tồn ngành nghề truyền thống và xây dựng nông nghiệp bền vững.Khách hàng được dùng thử Mật hoa dừa tại lễ ra mắt “Sokfarm là nhà sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm từ mật hoa dừa hữu cơ tại Việt Nam. Chúng tôi chọn theo đuổi mô hình kinh doanh tạo ra tác động xã hội, mang lại sinh kế bền vững cho người nông dân, bảo vệ môi trường, và chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng tinh hoa mật hoa dừa Trà Vinh. Và sản phẩm socola đen mật hoa dừa của Sokfarm và Alluvia Chocolate tuân theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với nhiều đối tượng”, CEO Sokfarm Phạm Đình Ngãi cho biết. Ông Olivier Nicod - chuyên gia tư vấn socola (ngoài cùng bên phải) khẳng định sản phẩm socola đen mật hoa dừa rất tốt cho sức khỏe khi chỉ số đường huyết trong sản phẩm thấp, rất phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường. Ông Olivier Nicod - chuyên gia tư vấn socola với hàng chục năm kinh nghiệm cho biết, là người có kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở ẩm thực danh tiếng ở Pháp và đã được đào tạo bởi các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực socolam ông đánh giá rất cao về chất lượng các sản phẩm socola của Alluvia Chocolate, đặc biệt là dòng sản phẩm mới - socola đen mật hoa dừa. “Tôi rất thích socola của các bạn và khi thưởng thức món socola mật hoa dừa tôi càng thích thú hơn bởi hương vị đặc biệt, tôi thấy được sự sáng tạo và sự trân trọng nông sản từ người sản xuất. Thanh socola này khiến tôi có thể trải nghiệm vị socola một cách trọn vẹn và cũng rất an tâm về sức khỏe khi chỉ số đường huyết trong sản phẩm thấp, rất phù hợp với người ăn kiêng và tiểu đường”, ông Olivier Nicod nói.Nguồn: nhaquanly.vn 

Xem chi tiết..

19 Mar, 2024 964

Sokfarm chia sẻ tại hội thảo "Xây lợi thế - vững tương lai cùng sáng kiến ESG Việt Nam 2024”

Ngày 14.03, anh Phạm Đình Ngãi - founder của Sokfarm, đã có diễn thuyết tại tọa đàm “Xây lợi thế - vững tương lai cùng sáng kiến ESG Việt Nam 2024". Sự kiện này đã cung cấp thông tin về những yêu cầu chuyển đổi bền vững và những ảnh hưởng trực tiếp lên doanh nghiệp, được tổ chức bởi Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).Anh Phạm Đình Ngãi chia sẻ kinh nghiệm quá trình thực hành bộ tiêu chí ESG tại sự kiện  Tiêu chuẩn ESG là gì? ESG là viết tắt của ba khía cạnh quan trọng: Môi trường (Environment), Xã hội (Social), và Quản trị doanh nghiệp (Governance). Đây là ba yếu tố quan trọng để đo lường và đánh giá hoạt động và mục tiêu phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn ESG giúp tổ chức xác định rủi ro và cơ hội, cũng như đo lường tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh. 3 trụ cột nội dung của bộ tiêu chí ESGMôi trường (Environment) Khía cạnh Môi trường đánh giá mức độ tác động của doanh nghiệp đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất, vận hành và quản lý. Cụ thể, các tổ chức sẽ được đánh giá về biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, xử lý và tái chế chất thải. Xã hội (Social) Khía cạnh Xã hội giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến mối quan hệ với cộng đồng, khách hàng, đối tác và điều kiện lao động. Điều này bao gồm cả việc tuân thủ các luật lao động và đảm bảo điều kiện làm việc công bằng và an toàn cho nhân viên. Quản trị doanh nghiệp (Governance) Khía cạnh Quản trị doanh nghiệp đánh giá các hoạt động quản lý và điều hành của doanh nghiệp, bao gồm tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ các quy định địa phương và quốc tế. Sokfarm và Thực hiện Tiêu chuẩn ESG2. Sokfarm thực hành bộ tiêu chí ESG Sokfarm cùng top 10 doanh nghiệp tại cuộc thi Sáng kiến ESG Việt Nam 2023 Cuộc thi Sáng kiến ESG Việt Nam (Vietnam ESG Initiative) là chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp muốn triển khai và thực hiện các tiêu chuẩn ESG. Năm 2023, sau thời gian hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, Sokfarm đã hoàn thiện một chiến lược ESG 3 năm. Cuộc thi không chỉ là cơ hội để Sokfarm kết nối với các doanh nghiệp khác trong cộng đồng, mà còn là dịp để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.Đại diện các doanh nghiệp thảo luận tại tọa đàm “Xây lợi thế - vững tương lai cùng sáng kiến ESG Việt Nam 2024"Sokfarm gặp gỡ các chủ doanh nghiệp cùng chí hướng xây dựng doanh nghiệp bền vững Cuộc thi Sáng kiến ESG 2024 với chủ đề "Đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh" đã được khởi động, hãy tham gia để cùng Sokfarm tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững! Thông tin chi tiết cuộc thi Sáng kiến ESG 2024 Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

11 Mar, 2024 725

Tự hào và hạnh phúc lan tỏa Sokfarm đến với thế giới

Ngày 07-03, chị Chal Thi - nhà sáng lập Mật Hoa Dừa Sokfarm đã trở thành diễn giả tại sự kiện SHE LEADS HERE tại Hà Nội. Đây là sự kiện do nhóm nước G4 tổ chức, gồm: Canada, Thụy Sĩ, Na Uy, Newzerland. Chị Chal Thi chia sẻ về mô hình khởi nghiệp tạo tác động xã hội tại SHE LEADS HERE Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị và hình ảnh của phụ nữ và trẻ em gái, cũng như truyền cảm hứng cho những phụ nữ trẻ có ý chí phá bỏ mọi rào cản, khuyến khích tiếng nói và hành động của nam thanh niên trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Các nữ diễn giả trong phiên thảo luận của sự kiện Với mô hình thu mật hoa dừa, chị Chal Thi và Sokfarm đã mang lại sinh kế bền vững cho nông dân trồng dừa, giúp đưa người lao động có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào chuỗi sản xuất: 80% lao động của Sokfarm là người Khmer, 70% là phụ nữ, giúp tăng giá trị kinh tế cho nông dân 3-5 lần. Cô lựa chọn theo đuổi mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội, mang lại sinh kế bền vững cho người nông dân, bảo vệ môi trường và quan tâm đến sức khỏe cộng đồng với tinh hoa mật hoa dừa Trà Vinh.Đại diện Đại sứ quán Canada chụp hình lưu niệm cùng các diễn giả và người tham dựThông qua sự kiện, Sokfarm đã có cơ hội kể về Hành Trình Nông Nghiệp Hạnh Phúc đến thế giới:Sokfarm chọn canh tác & sản xuất sản phẩm chuẩn hữu cơ quốc tế nhằm bảo vệ mội trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Sokfarm hạnh phúc với mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội, tạo sinh kế bền vững cho nông dân và dân làngBắt đầu ươm mầm Sok School bằng lớp học Tiếng Anh đến con của công nhân viên, nông hộ và dân làng.Sokfarm hạnh phúc với ngành nghề mật hoa dừa và đưa chế biến sâu vào trong nông sản, đây là một trong những nghề thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu LongSokfarm hạnh phúc khi phát triển ra các dòng sản phẩm từ mật hoa dừa hữu cơ tốt cho sức khoẻ cộng đồng. Và đưa nông sản bản địa xuất khẩu toàn cầu.Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

11 Mar, 2024 774

Chương trình khuyến mãi: ra mắt Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm "Dòng chuyên nấu" thể tích 1 lít

Sau khi nhận được nhiều phản hồi và ủng hộ của khách hàng, đặc biệt là các đầu bếp, Sokfarm chính thức cho ra mắt Nước tương Mật hoa dừa Organic Sokfarm Dòng chuyên nấu (Chef pack) thể tích 1L là dòng nước tương mật hoa dừa hữu cơ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm được ủ tự nhiên trong 3 tháng chỉ từ 2 thành phần mật hoa dừa hữu cơ và muối biển tự nhiên. Với các ưu điểm: Không từ đậu nành (SOY FREE) Không chứa gluten (GLUTEN FREE) Không thêm chất điều vị Không chất bảo quản Đặc biệt vị Umami tự nhiên từ sản phẩm sẽ giúp món ăn của bạn thêm thơm ngon tròn vị, giúp việc vào bếp trở nên đơn giản và dễ dàng.Hình 3 mặt nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm Dòng chuyên nấu (Chef Pack)Nhân dịp Sokfarm ra mắt thêm dòng sản phẩm mới, giúp bạn dễ dàng và tiết kiệm hơn trong việc nấu những món ăn ngon. Sokfarm dành cho bạn khuyến mãi cực kì hấp dẫn. Mua 2 chai Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm Dòng chuyên nấu - thể tích 1 lít: Tặng ngay 1 chai Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm thể tích 200ml trị giá 86.000đ Thời gian áp dụng: 15 - 22/3/2024Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm Dòng chuyên nấu (Chef Pack)Sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế USDA, EU, JAS, CANADA ORGANIC, đã được xuất khẩu chính ngạch sang Châu Âu. Thông tin chi tiết sản phẩm: Giá bán lẻ: 195.000 (Đã gồm VAT) Quy cách đóng gói: 12 chai/thùng Túi sinh học kèm theo: 6 túi/thùng, đóng kèm bên trong thùng.Kích thước thùng: 33 x 25 x 28 cmTrọng lượng: 12,5kgMã vạch 893 8529062 51 8HSD: 24 tháng kể từ ngày sản xuấtBảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khi mở nắp chai, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.Sản lượng: 200 - 300 thùng/tháng

Xem chi tiết..

23 Feb, 2024 1,026

Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm - sản phẩm tiềm ăng OCOP 5 sao cấp quốc gia

Ngày 21/2, UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao đối với sản phẩm Nước tương Mật hoa dừa Organic Sokfarm với tổng điểm bình quân đạt 95,55 điểm và sẽ gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Nước tương mật hoa dừa là nước chấm được lên men tự nhiên từ mật hoa dừa, không từ đậu nành, không chứa gluten, không sử dụng thực phẩm GMO. Sản phẩm chứa ít muối và không chất bảo quản. Chế biến, sản xuất sản phẩm hữu cơ, trong nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO22000:2018 đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản. Sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao vào năm 2022 Trong đợt này, Mật hoa dừa tươi Organic Sokfarm là 1 trong 10 sản phẩm được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng OCOP 4 sao. Nước uống mật hoa dừa Sokfarm là sản phẩm được thu thủ công từ hoa dừa, bằng kỹ thuật mát-xa hoa và thu mật truyền thống của người Khmer Trà Vinh. Sản phẩm 100% tự nhiên từ hoa dừa, giúp bạn giải khát sảng khoái, bù khoáng điện giải tự nhiên và cung cấp năng lượng. Mỗi sản phẩm khách hàng cầm trên tay, là niềm tự hào của một vùng quê Tiểu Cần, Trà Vinh, là tự hào của cả một cộng đồng Nông nghiệp Hạnh Phúc. Sokfarm xin trân quý tình cảm mà quý khách hàng, quý anh chị đại lý, cô chú nông hộ đã tin yêu và đồng hành cùng chúng tôi trên con đường lan tỏa Nông nghiệp Hạnh Phúc này. Nguồn tham khảo: travinh.gov.vn 

Xem chi tiết..

15 Feb, 2024 1,082

Tạp chí xã hội - Mật hoa dừa Sokfarm : Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu

Rời phố về quê phục hồi kỹ thuật thủ công thất truyền của người Khmer Trà Vinh, khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh ngập mặn tại địa phương. Đó chính là một vài nét nổi bật của thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc), với các sản phẩm từ mật hoa dừa tại tỉnh Trà Vinh, xứ dừa lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Bến Tre.Hoa dừa sau khi được xoa bóp kích thích thông tuyến mật sẽ cho thu hoạch mật. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.  Nếu như đất nước Canada có tiếng về mật cây lá phong, thì các nước trồng dừa cũng ngày càng được biết đến với sản phẩm mật hoa dừa, nhất là với xu hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu và thích nghi với biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, cái tên nổi bật về mật hoa dừa là Sokfarm, với vài chục sản phẩm được chế biến từ mật hoa dừa hữu cơ, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người yếu thế. Sau vài ba năm khởi nghiệp, các sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm đã được xuất khẩu chính ngạch đến những thị trường khó tính như Nhật, Đức, Hà Lan, Mỹ. Người sáng lập và phát triển thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc) là chị Thạch Thị Chal Thi (kỹ sư chế biến thực phẩm), cùng chồng là anh Phạm Đình Ngãi (kỹ sư điện). Vào năm 2021, Sokfarm là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam đoạt giải thưởng ASEAN Business Awards, mục Doanh nghiệp phát triển bao trùm - Inclusive Business, mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận chung, tạo tác động xã hội, đóng góp vào giảm đói nghèo và phát triển bền vững thông qua việc gắn kết cộng đồng có thu nhập thấp. Để hiểu hơn về nghề thu mật hoa dừa và hành trình tạo tác động xã hội, ngày 15/01/2024, RFI Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn chị Thạch Thị Chal Thi, người Khmer, giám đốc công ty TNHH Trà Vinh Farm với thương hiệu Sokfarm. RFI : Xin chào Thạch Thị Chal Thi, từ bỏ công việc tại các doanh nghiệp theo chuyên môn được đào tạo, chị và chồng là anh Phạm Đình Ngãi đã về Trà Vinh thành lập công ty TNHH Trà Vinh Farm với thương hiệu Sokfarm (Nông Nghiệp Hạnh Phúc). Do đâu mà anh chị quyết định « bỏ phố về quê » lập nghiệp và tại sao lại chọn sản phẩm về mật hoa dừa như vậy ? Thạch Thị Chal Thi : Khi mình làm gì cũng đều có cơ duyên. Chal Thi và Ngãi đều là những người đi học ở Sài Gòn, lúc đó quê hương của mình là Trà Vinh, vùng dừa lớn thứ hai Việt Nam, nhưng lúc đó dừa ở Trà Vinh để mọc mầm. Mình rất thương ba mẹ, thương dân làng bởi vì khi trồng lúa, bị biến đổi khí hậu, bị hạn mặn đã không thu hoạch được gì, tới khi trồng dừa thì có trái thì không có ai thu mua. Nên mình có suy nghĩ là mình còn trẻ, đi học nhiều rồi, ở lại Sài Gòn thì làm ở các tập đoàn cũng có, nhưng bây giờ chắc là lúc mình quay trở lại quê hương để làm gì đó cho cha mẹ, gia đình, quê hương và dân làng. Thế nên, hai vợ chồng quyết tâm rời phố, rời Sài Gòn để quay về Trà Vinh để bắt đầu dự án mật hoa dừa Sokfarm. Hai nhà sáng lập thương hiệu mật hoa dừa Sokfarm, chị Thạch Thị Chal Thi và chồng, anh Phạm Đình Ngãi. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.RFI : Chị có thể nói thêm về mật hoa dừa ? Khó khăn nhất khi làm nghề thu mật hoa dừa ở Trà Vinh là gì? Thạch Thị Chal Thi : Chal Thi từ nhỏ đã lớn lên dưới tán dừa. Thật ra cây dừa có một ý nghĩa rất lớn đối với người Khmer Trà Vinh nói riêng và với đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Thứ nhất là cây dừa cũng là loài cây phát triển cả ngàn năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai là cây dừa là cây thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, xâm ngập mặn của miền Tây. Miền Tây đang chịu hạn mặn, có nghĩa là mặn hiện giờ đã vào sâu 100 km ở Trà Vinh. Cây dừa cũng là một loài cây giúp cho người dân có kinh kế bền vững. Khi chọn ngành nghề mật hoa dừa thì cũng có những thuận lợi, những khó khăn. Thu mật hoa dừa là ngành nghề truyền thống của người Khmer thời xưa, nhưng mà do sản phẩm không được thương mại hóa nên nghề đã bị mai một cách đây khoảng 100 năm. Sokfarm kế thừa, tiếp nối lại ngành nghề truyền thống, đưa công nghệ vào chế biến sản phẩm, giống như đưa bản địa ra thế giới. Thuận lợi tiếp theo là nằm ở vùng nguyên liệu, Trà Vinh là vùng nguyên liệu dừa lớn thứ hai ở Việt Nam, nên nguyên liệu dồi dào. Còn khó khăn thách thức thì chắc chắn mình làm nghề nào cũng vậy, cũng có những thách thức riêng. Lúc Sokfarm ra đời, thực ra ngành nghề mật hoa dừa là hoàn toàn mới đối với thị trường và người tiêu dùng ở Việt Nam. Khi mình nghiên cứu dự án mật hoa dừa, thì căn bản do nghề đã bị mai một, nên mình cũng không biết kỹ thuật mat-xa hoa dừa thu mật thế nào. Mình cũng không biết chế biến mật hoa dừa thành các sản phẩm gì cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng của Việt Nam. Sáu tháng đầu tiên do không biết mat-xa hoa dừa thu mật nên không thu được giọt mật nào hết. Từ tháng thứ 7 trở đi, do mình cũng xem video của bên Thái Lan, Philippines, Ấn Độ thì mới tham khảo lại được cách làm mat-xa hoa dừa thu mật từ những quốc gia đó, và từ đó trở đi thì mình mới thu được mật. Khi thu được mật xong làm gì ? Mình lại phải mày mò về kỹ thuật chế biến vì không có ai dạy mình, nhưng Chal Thi mạnh về nghiên cứu và phát triển sản phẩm do mình tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, nên mình cũng nghiên cứu phát triển được những sản phẩm thị trường đang cần. Sau chế biến sản phẩm thì đến bán hàng, nhưng khi đó ở Việt Nam không ai biết mật hoa dừa là gì, nên bán bằng cách nào? Khi đó mình cứ cần mẫn, có hội chợ gì thì mình tham gia giới thiệu sản phẩm, ở đâu có cuộc thi thì mình cũng tham gia nói về mật hoa dừa. Tháng 09/2019 thì sản phẩm mới ra đời, còn trước đó, thời gian nghiên cứu là 1 năm 9 tháng. Mặc dù mới ra đời được 3 tháng thì dịch Covid ập đến, nhưng do sản phẩm hợp với xu hướng tiêu dùng nên mỗi năm mình đều tăng trưởng 100%. Chỉ có năm 2023 thì tăng trưởng chậm lại một xíu do suy thoái tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Hiện tại vấn đề lớn nhất là gì? Đó là đầu ra sản phẩm. Chal Thi và Ngãi đều là kỹ sư, kỹ sư thực phẩm và kỹ sư điện, nên chưa mạnh về bán hàng, nên cũng đang tìm kiếm để mở rộng kênh bán hàng, kênh xuất khẩu, để thu mua được nhiều mật của nông dân. Nên Chal Thi nghĩ hiện tại thì khó khăn nhất vẫn là mở rộng thị trường.RFI : Sokfarm đã hồi sinh nghề truyền thống, kết hợp với những công nghệ mới như thế nào để vẫn duy trì được nét truyền thống của mật hoa dừa vừa đáp ứng được những tiêu chí mới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm? Thạch Thị Chal Thi: Hiện tại Sokfarm kết hợp với truyền thống và hiện đại. Truyền thống là người thợ vẫn đi thu mật hoa dừa, dùng tay mat-xa hoa dừa, sau đó dùng chày gõ lên hoa để thông tuyến mật bên trong, cắt hoa và hứng mật hoa. Đó là nét truyền thống, nhưng người thợ cũng tuân theo quy trình thu mật và chăm cây theo chuẩn hữu cơ mà Sokfarm đẫ đăng ký với bên chứng nhận hữu cơ. Sau khi thu mật thì mật được đưa về nhà máy chế biến. Sokfarm đang dùng công nghệ chế biến chân không, nấu ở nhiệt độ thấp 55-60 độ C, để giữ được dưỡng chất của sản phẩm mật hoa dừa và đồng đều được các mẻ sản phẩm, bởi vì khi xuất khẩu thì phải đảm bảo yêu cầu về giá trị dinh dưỡng, về sự đồng đều giữa các mẻ sản phẩm và thứ ba cũng đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia như châu Âu hay Mỹ. RFI : Theo Chal Thi, trên thế giới và chẳng hạn ở Đông Nam Á, mật hoa dừa đã phát triển ở mức độ nào rồi? Thạch Thị Chal Thi : Ở những quốc đảo Thái Bình Dương, những nơi có trái dừa, và đặc biệt là tại châu Á, chẳng hạn Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan thì người ta đều biết cách thu mật hoa dừa. Trước năm 2023, căn bản thì thế giới cũng biết nhiều đến mật hoa dừa. Nhưng từ năm 2023 trở lại đây thì mật hoa dừa trở thành một trong những sản phẩm xu hướng tiêu dùng của thế giới, bởi vì hiện tại người tiêu dùng trên thế giới khi chọn sản phẩm thì họ chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng sản phẩm đó cũng phải tốt cho môi trường, khi sản xuất ra không làm ảnh hưởng đến môi trường và còn bảo vệ môi trường, sản xuất tuần hoàn, thu hoạch bền vững. Thế nên, hiện giờ, mật hoa dừa ngày càng trở thành sản phẩm có xu hướng tiêu dùng của thế giới, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, kể cả những nhà máy lớn hiện tại. Sokfarm cũng đang cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lớn. Họ mua mật hoa dừa về để thay thế đường tinh luyện để sản xuất các sản phẩm như snack dừa, thanh năng lượng, thanh protein, thanh sô cô la để xuất khẩu đi Nhật Bản, châu Âu. Hiện tại, thế giới chuộng những loại chất ngọt tự nhiên, không qua tinh luyện, có chỉ số đường huyết thấp, kể cả những người có vấn đề về đường huyết cũng có thể dùng, nên mật hoa dừa là sản phẩm có xu hướng tiêu dùng bền vững. Nụ cười của người thợ thu mật hoa dừa. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024.RFI: Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, Sokfarm còn được đánh giá cao về tạo tác động xã hội ? Xin chị cho biết thêm về những điều này? Thạch Thị Chal Thi: Thực ra là Chal Thi và Ngãi hay nói là mình có phước, gặp được nghề thu mật hoa dừa, tìm kiếm được giá trị hạnh phúc của cộng đồng và bản thân. Lý do mình đặt tên Sokfarm là, Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc hoặc bình an. Sokfarm là Nông Nghiệp Hạnh Phúc. Mình hạnh phúc khi làm được cái nghề giúp cho người tiêu dùng khỏe và hạnh phúc, còn người nông dân thì rất hạnh phúc khi họ có được một nghề và có thu nhập ổn định mỗi tháng, đặc biệt là những người lao động yếu thế ở địa phương. Có những người không biết chữ, đặc biệt người Khmer, có những người chưa tốt nghiệp lớp 12, có người thì đã 55-60 tuổi, nếu họ có được một cái nghề như nghề thu mật hoa dừa để có thu nhập 6-10 triệu/tháng để nuôi gia đình thì họ quý ngành mật hoa dừa lắm, ví dụ chú Ray, một trong những người thợ thu mật hoa dừa ở Sokfarm, hỏi chú hạnh phúc là gì, chú nói hạnh phúc là được leo cây dừa thu mật mỗi ngày. Chú cũng 55 tuổi rồi. Bản thân mình là người sáng lập Sokfarm hay các anh chị em công nhân ở đây đều làm việc và hạnh phúc mỗi ngày vì mọi người cũng được làm việc thoải mái và có thu nhập ổn định để nuôi gia đình. Đó là giá trị của Nông Nghiệp Hạnh Phúc. Còn về cộng đồng, như hồi nãy Chal Thi có chia sẻ, thì từ khi bắt đầu tới giờ có nhiều thách thức lắm. Từ Covid, suy thoái kinh tế, kinh tế toàn cầu đóng băng, nhưng mà động lực để mình vượt qua tất cả là những người như chú Ray với hạnh phúc là được leo cây dừa mỗi ngày để thu mật. Có những chị nông dân nói là nhờ làm việc với Sokfarm chị có đồng lương nuôi con đi học, rồi có những người như Luân nói là “thoát nghèo bền vững rồi”. Đa số nông dân hợp tác với Sokfarm là hộ nghèo hoặc cận nghèo. Có những anh, nguyên gia đình chỉ có mình anh có sức lao động, là hộ nghèo, cận nghèo, anh đi thu hoa mật gánh gia đình 6 người. Thế cho nên Sokfarm luôn nói là mình phải làm tốt nhất, bán được nhiều hàng để quay lại liên kết với nông dân, tạo sinh kế cho dân làng. Đó là sức mạnh cộng đồng để mình vượt qua khó khăn, thách thức. RFI : Vậy Sokfarm góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào? Thạch Thị Chal Thi: Ngành mật hoa dừa là một trong những ngành thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và xâm ngập mặn của miền Tây. Trà Vinh nói riêng là tỉnh giáp biển, còn về đồng bằng sông Cửu Long thì theo dự báo của các nhà khoa học, trong 30-50 năm nữa đâu đó sẽ có những nơi bị ngập 30% hoặc bị mặn xâm lấn, khi mặn vào thì cơ cấu cây trồng bị thay đổi hết, lúa cũng không phù hợp với độ mặn 2‰ (2 phần ngàn), cây lúa chết hết. Cây ăn trái như mít, sầu riêng, ổi, ca cao khi bị ngập mặn thì cũng không trồng được. Chỉ duy nhất có cây dừa là sống được với tình hình ngập mặn. Từ 7‰ đến 15‰ cây dừa vẫn sống, vẫn ra hoa, nhưng trái không đậu, trái non, hoặc trái rụng hoặc không phát triển được, dân gian gọi là trái dừa điếc. Khi xâm ngập mặn như vậy, chỉ cần dừa ra hoa là mình thu được mật hoa dừa, người nông dân có được sinh kế khi xâm ngập mặn xảy ra. Đó là những động lực để mình luôn hướng tới việc phải làm cho thật tốt, bán được thật nhiều hàng, để xây nhà xưởng lớn hơn, liên kết với nhiều hộ nông dân hơn. Sokfarm cũng đặt mục tiêu là đến năm 2030 liên kết được với 500 nông hộ, và đến năm 2035 liên kết được với 1.000 nông hộ. Thật ra một nông hộ là hai vợ chồng cùng làm, những đôi khi cũng có những nông hộ một người làm gánh 3-4-5-6 người, nuôi cả gia đình, nên mặc dù hiện giờ mình mới chỉ liên kết được với 30 nông hộ thôi, nhưng đến năm 2030 chắc chắn mình sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã đưa ra, để tạo được giá trị cho cộng đồng nhiều hơn, tốt hơn và bền vững hơn. RFI Tiếng Việt chân thành cảm ơn chị Thạch Thị Chal Thi đã tham gia chương trình! Những người thợ đi thu mật hoa dừa. Ảnh do Sokfarm cung cấp ngày 20/01/2024. Nguồn: Tạp chí xã hội - Mật hoa dừa Sokfarm : Canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu 

Xem chi tiết..