Cây dừa và tiềm năng từ ngành nghề thu mật hoa dừa?
- 14 Nov, 24
- Admin
15 Feb, 2024 1,144
Người Đưa Tin - CEO Sokfarm: "Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp"Thu mật ngọt trên vùng đất mặn, doanh nhân trẻ Phạm Đình Ngãi - Tổng Giám đốc và nhà sáng lập Sokfarm quan niệm, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, giúp doanh nghiệp thắng hay là thua. 1. Từ cây dừa của vùng ngập mặn... Người Đưa Tin (NĐT): Đang làm giảng viên chuyên ngành kỹ thuật điện của Trường Cao đẳng Cao Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh, lý do gì khiến anh rời bỏ cuộc sống tấp nập đô thị, về quê khởi nghiệp? Doanh nhân trẻ Phạm Đình Ngãi - Tổng Giám đốc và nhà sáng lập Sokfarm CEO Phạm Đình Ngãi: Chuyện bắt đầu từ khi vợ của tôi - Chal Thi về quê để sinh đứa con đầu tiên. Trong thời gian đó, cô ấy đã thấy được một thực tế là giá dừa ở Trà Vinh quá thấp, 1.200 trái dừa chỉ thu về được 2 triệu đồng. Bởi vậy mà vợ tôi đã rất trăn trở. Từ trăn trở đó, cô ấy nảy ra suy nghĩ tìm cách thay đổi giá bán, tăng giá trị kinh tế của cây dừa. Lúc đó, chúng tôi mong muốn tìm kiếm một nghề mới, phù hợp với xâm ngập mặn, đặc biệt cho những người nông dân trồng dừa có thêm sinh kế. Bởi khi bị ngập mặn thì trái dừa sẽ bị teo đi, không còn giá trị kinh tế. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện “coconut sugar” - một sản phẩm làm từ mật hoa dừa, khi đó sản phẩm này chưa có mặt tại thị trường Việt Nam. Tìm hiểu sâu về nhóm ngành, chúng tôi nhận ra đây là hướng đi mới, giải pháp phù hợp với xâm ngập mặn của miền Tây. Đồng thời có thêm kinh tế từ cây dừa, cũng là cơ hội giúp cho người nông dân quê mình không còn bị phụ thuộc vào vòng lặp được mùa mất giá - được giá mất mùa, sẽ có mức thu nhập ổn định hàng tháng để lo cho gia đình.Trà Vinh là tỉnh có diện tích dừa lớn thứ 2 Việt Nam Nhưng về lý do về quê khởi nghiệp, tôi nghĩ, một phần cũng là mong mỏi của những đứa con của người nông dân, sinh ra từ làng quê, đi lên Sài Gòn với khát khao tìm kiếm kiến thức. Chúng tôi luôn đau đáu việc trở về quê hương, đem những gì mình được học tập bên ngoài về để giúp xây dựng quê hương mình. Vậy nên tôi đã rất ủng hộ, quyết tâm về quê khởi nghiệp ngay khi vợ tôi có ý tưởng: Tìm hướng đi mới cho nông sản. Về tên gọi Sokfarm, vì khởi nghiệp với cây dừa, nên khi đặt tên chúng tôi cũng mong muốn được đưa yếu tố bản địa vào trong thương hiệu, để khi nghe thấy sẽ gợi nhớ cho mọi người về quê hương của mình. Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc, Sokfarm là nông nghiệp hạnh phúc. Điều này ngụ ý cho việc chúng tôi mong muốn đem lại sự hạnh phúc cho nông dân. NĐT: Xuất thân từ nông nghiệp, nay lại là người trẻ đồng hành cùng nông nghiệp. Sau quãng thời gian dài gắn bó, anh cảm thấy tư duy làm nông nghiệp hiện nay so với trước kia có những thay đổi như thế nào? CEO Phạm Đình Ngãi: Là con của nông dân, sinh ra ở nông thôn, tôi vô cùng hiểu được sự khó khăn, vất vả của người nông dân. Bản thân của nông dân Việt Nam làm việc rất vất vả siêng năng, nhưng mức thu nhập của họ không xứng đáng với những gì họ bỏ ra bởi họ còn quá phụ thuộc vào giá thương mại. Ngoài ra, người nông dân vẫn còn bị hạn chế về mặt thông tin, dẫn đến những quyết định đầu tư không chắc chắn lắm. Ví dụ như nhiều trường hợp trồng rồi chặt, chặt rồi trồng... Tuy nhiên, điều đáng mừng là tư duy của người làm nông bây giờ đã khá hơn so với thời ông cha đi trước. Những năm trở lại đây, các dự án khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp như một làn sóng mới tạo ra thay đổi lớn cho nông nghiệp, dù rằng vẫn chưa thể bao trùm lên hết toàn ngành nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi, những người trẻ trở về khởi nghiệp cống hiến với quê hương, nâng cao giá trị nông sản nội địa. Với sự góp sức đó, tôi tin rằng, người nông dân Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam sẽ có những thay đổi chóng mặt trong thời gian tới. Người nông dân trong thời gian sắp tới khi lựa chọn cây gì, con gì để đầu tư, để xuống giống cũng sẽ có sự nghiên cứu rõ ràng, có nhiều thông tin hơn về thị trường để sản phẩm mình tạo có con đường đi tươi sáng hơn. 2. ...Đến sản phẩm xuất khẩu chính ngạch sang Mỹ NĐT: Trong quá trình tạo lập thương hiệu của riêng mình, anh đã gặp phải những khó khăn gì? CEO Phạm Đình Ngãi: Khó khăn thì vô vàn. Hầu như mỗi thời điểm của doanh nghiệp lại có những khó khăn riêng. Nhưng tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp. Mỗi lần vượt qua khó khăn sẽ giúp bản thân tôi cũng như những người khởi nghiệp trở nên vững vàng hơn, rõ được con đường của mình đang đi. Hãy xem khó khăn như bài kiểm tra của thị trường, của thời thế. Vượt qua bài kiểm tra thì sẽ lên lớp, lớp càng cao chứng tỏ sức mạnh của doanh nghiệp càng lớn. Ở Sokfarm, hành trình khó khăn đó liên tục. Những ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi không biết cách thu mật hoa dừa. Chúng tôi không biết mình đã đổ đi bao nhiêu lít mật để phục vụ cho việc tìm ra công thức chế biến sản phẩm. May mắn, sau 6 tháng loay hoay, vợ chồng tôi đã tìm ra phương pháp có kỹ thuật thu được mật hoa dừa. Thời điểm đó, tôi cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người nông dân, bởi xưa nay đâu có ai thu mật dừa, chỉ trồng dừa để lấy trái. Nhưng chúng tôi vẫn giữ vững lập trường, đó là mong muốn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động địa phương, được gắn bó gần gũi với quê hương, xứ sở, với gia đình. Một trong những khó khăn lớn nhất nữa chính là việc sản phẩm quá mới, khách hàng chưa biết đến mật hoa dừa là gì, thậm chí có người còn nói rằng thà họ chọn mật ong cho dễ sử dụng. Chúng tôi đã bắt đầu từ những ấn phẩm truyền thông nhỏ nhất giới thiệu về công dụng của sản phẩm. Sau đó, hầu như chỗ nào có hội chợ, chỗ nào có sự kiện, hội thảo, kết nối cung cầu, chúng tôi đều có mặt. Có mặt là để tìm cơ hội, để quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, bán hàng bây giờ không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, mà là bán câu chuyện đằng sau, người đứng đằng sau sản phẩm. Nhưng, cái quan trọng nhất của hành trình khởi nghiệp về thực phẩm thì tôi cho rằng, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thắng hay là thua. Vì dù cho mình có làm truyền thông có tốt đến mấy mà sản phẩm không chất lượng thì khách hàng cũng không quay lại và tin dùng. NĐT: Sản phẩm mật hoa dừa của Sokfarm đã “xuất ngoại” đến nhiều thị trường lớn, trong đó có Nhật Bản, Hà Lan và mới đây là xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ. Anh đã chuẩn bị gì cho hành trình trên? Anh có dự báo như thế nào về tiềm năng của mật hoa dừa trong tương lai?CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay thời điểm đầu, khi định hình mô hình hoạt động của công ty, Sokfarm đã hướng tới việc tập trung cho thị trường xuất khẩu. Vợ chồng tôi đều xuất thân là “dân” kỹ thuật nên ngay từ đầu, chúng tôi đã chuẩn hóa hồ sơ, lấy được những chứng nhận xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Chính vì vậy nên hành trình đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế khá thuận lợi. Một phần may mắn là nhóm ngành sản phẩm mà Sokfarm lựa chọn xuất khẩu thuộc nhóm xu hướng tiêu dùng, tìm sản phẩm tạo ngọt mới thay thế cho đường mía. Bản chất sản phẩm thuộc xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay là tìm ra những gia vị mới, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, mang được nhiều công dụng hơn. Về cơ hội của sản phẩm trong tương lai, tôi nghĩ là rất lớn. Thứ nhất, Việt Nam đất nước có diện tích dừa lớn thứ năm trên thế giới, có thế mạnh về dừa hàng đầu trên thế giới. Thứ hai, sản phẩm từ cây dừa đang được mong chờ sự đột phá mới. Đồng thời, xu thế hiện nay đang chuyển sang ưu tiên dùng các sản phẩm hữu cơ, tìm kiếm chất tạo ngọt mới có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy cơ hội để phát triển cho ngành nghề mật hoa dừa còn rất lớn trên thị trường. Với tiềm năng trên, thời gian tới, Sokfarm hướng tới tỉ trọng cung cấp tiêu thụ trong nước là 50-60%, và 30-40% sẽ dành cho thị trường xuất khẩu, dần dần nâng tỉ trọng, chuyển dần dần sang xuất khẩu. Để làm được vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ nâng quy mô hoạt động, đồng thời, đây cũng là một hướng giải cho bài toán liên kết với nông dân, tạo sinh kế bền vững, tác động xã hội cho quê hương. NĐT: Có thể thấy, thay đổi tư duy trong nông nghiệp là tiền đề giúp cải thiện thu nhập của người nông dân. Vậy với mô hình khởi nghiệp của Sokfarm, câu chuyện sinh kế của người nông dân đã thay đổi như thế nào? CEO Phạm Đình Ngãi: Để đảm bảo sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người nông dân. Tôi cho rằng, để có sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy đổi mới của người nông dân. Người nông dân hiện đã có tư duy đổi mới, nhưng mỗi nơi, mỗi vùng nông nghiệp lại có một vấn đề khác nhau. Chính vì vậy mà người khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải hiểu được tính bản địa, vùng miền. Ở Sokfarm cũng vậy, chủ yếu nông dân đều là người Khơ Me. Bản chất của người nông dân Khơ Me hăng hái, nhiệt tình, chịu thương chịu khó nhưng đôi lúc vẫn còn thiếu một số kỹ năng, họ bị bó buộc trong những tập quán canh tác lâu đời. Nhưng chúng tôi vẫn thuyết phục được. Điều đáng mừng là tôi đã được thấy nhiều người nông dân thoát nghèo bền vững nhờ mật hoa dừa. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực của chúng tôi, bởi sau lưng chúng tôi là cả cộng đồng. Người nông dân đã có sinh kế bền vững rồi thì với vai trò là người sáng lập thì phải làm sao để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình càng ngày càng lớn, để nhiều người nông dân được hưởng lợi, cùng tham gia vào chuỗi giá trị ngành. 3. "Liều có căn cứ, có lý do" NĐT: Hành trình khởi nghiệp của anh đi từ nông dân, với mong muốn tạo ra sinh kế bền vững, tăng giá trị cho cây dừa. Vậy anh quan niệm như thế nào về trách nhiệm của doanh nhân với cộng đồng, xã hội? CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đã chọn làm theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế thể hiện mong muốn phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững. Như vậy thì khi sản xuất nông nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường, vùng nguyên liệu cũng sẽ được phát triển, giữ gìn, bảo tồn một cách bền vững. Ngoài ra, khi hoạt động theo hướng hữu cơ, sức khỏe của người nông dân cũng được cải thiện, ổn định. Người tiêu dùng cũng từ đó mà được sử dụng những sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe. Với tôi, nông dân chính là người có ảnh hưởng nhất với Sokfarm, truyền động lực để chúng tôi cố gắng trong hành trình khởi nghiệp. Nông dân là lý do để chúng tôi bắt đầu cũng là lý do giúp chúng tôi vượt qua khó khăn. NĐT: Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có sự đam mê, cống hiến sức mình nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Dưới góc nhìn của nhà khởi nghiệp trẻ, theo anh, bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần trang bị cho mình những gì? Lời khuyên của anh cho những bạn trẻ đã, đang và sắp khởi nghiệp? CEO Phạm Đình Ngãi: Một tín hiệu rất mừng hiện nay có là rất nhiều mô hình, nhiều ý tưởng khởi nghiệp rất táo bạo với mục đích là làm sao nâng được giá trị nông sản bản địa của Việt Nam. Những bài toán khởi nghiệp cần rất nhiều kỹ năng, không đơn giản chỉ là có vốn, có ý tưởng là có thể làm được. Trước khi đầu tư vào khởi nghiệp vào một dự án, tôi cho rằng các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ về mức độ rủi ro, xu hướng thị trường cũng như tư duy về dòng tiền. Do đó, các bạn trẻ trước khi bắt đầu cần chuẩn bị cho mình nhiều nhất có thể các kỹ năng. Đã nói đến khởi nghiệp cần có đam mê, quyết tâm và phải chấp nhận rủi ro. Đối với tôi, khởi nghiệp phải có sự liều lĩnh, bởi không liều lĩnh sẽ không làm được điều lớn nhưng hãy liều có căn cứ, có lý do. Một lời khuyên nữa của tôi dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp về sản xuất sản phẩm là hãy làm một rổ sản phẩm, đừng chỉ làm một sản phẩm, hãy hướng đến nhiều tệp khách hàng khác nhau. Lý do là bởi thị trường hiện nay có sự thay đổi rất nhanh, khi có bộ sản phẩm, chúng ta sẽ có nhiều kịch bản hơn, đem lại nhiều nguồn thu hơn. NĐT: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!Nguồn: Người Đưa Tin - CEO Sokfarm: "Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp" nguoiduatin.vn
Xem chi tiết..19 Jan, 2024 931
Báo Thanh Niên: Bứt phá năm mới 2024Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, vẫn có những người trẻ gặt hái được nhiều thành công về kinh doanh trong năm 2023. Có những doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng 200% so với năm trước và họ kỳ vọng sẽ bứt phá hơn nữa trong năm mới 2024 để góp phần cùng nền kinh tế đất nước phát triển.Những điểm sángAnh Phạm Đình Ngãi (34 tuổi), người sáng lập và là giám đốc điều hành của Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm, ở tỉnh Trà Vinh), cho biết năm 2023 thị trường thay đổi chóng mặt, ảnh hưởng nhiều đến chuyện khởi nghiệp. Cụ thể là sức mua giảm, hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi khi chi tiêu dè dặt hơn… Dẫu vậy, "trong nguy có cơ", khi thấy thị trường trong nước gặp khó khăn, anh Ngãi đã tìm cơ hội ở thị trường nước ngoài và đạt được thành công.Trong năm qua, anh Phạm Đình Ngãi đã đưa sản phẩm mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường trên thế giới"Tôi rất phấn khởi khi hai kênh nguyên liệu và xuất khẩu đã có những tăng trưởng rất tốt. Kênh nguyên liệu tăng trưởng 200% so với năm 2022. Các sản phẩm từ mật hoa dừa của Sokfarm đã hiện diện ở một số nước trên thế giới. Những lô hàng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, Đức, Hà Lan, qua đó mở ra cơ hội lớn để xuất khẩu sang nhiều nước khác. Ngoài ra, chúng tôi đã xuất khẩu 20.000 chai mật hoa dừa tươi sang TP.Houston (Mỹ), đồng thời có được chứng nhận hữu cơ để đủ điều kiện ở thị trường nước này", anh Ngãi cho hay. Nguyễn Hoàng An Khương (25 tuổi), người sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty TNHH The Greenmart Vietnam (TP.HCM), thì chuyên kinh doanh những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường như: ống hút cỏ bàng, bình giữ nhiệt, bút tre... Khương cho biết năm 2023 đã có những tín hiệu tích cực trong kinh doanh như doanh thu tăng gấp 2 lần so với năm trước, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 100%..."Thật vui khi các sản phẩm xanh được khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp quan tâm. Nhiều sản phẩm đã được phân phối vào các chuỗi nhà sách, những đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ uống", Khương nói và chia sẻ thêm: "Việc xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm cũng có nhiều điểm sáng khi tiếp cận được nhiều doanh nghiệp trong nước, các đơn vị nước ngoài cũng liên hệ đặt vấn đề xuất khẩu. The Greenmart Vietnam vinh dự là 1 trong 10 dự án xuất sắc trong cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo" cấp T.Ư năm 2023".Chị Nguyễn Thùy Linh Cát (33 tuổi), Giám đốc điều hành Công ty thời trang Nguyên Sa (còn gọi là Catsashop, TP.HCM), chia sẻ trong năm 2023, bên cạnh các chỉ số kinh doanh khả quan thì một trong những "quả ngọt" mà công ty thu được là đã "trình làng" thương hiệu mới.Công ty của chị Linh Cát thu được nhiều “quả ngọt” trong năm 2023"Thương hiệu thành hình và chinh phục được những khách hàng có cùng chí hướng trong suốt năm qua là điều khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tin năm 2024 sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đột phá", chị Linh Cát bày tỏ.Anh Nguyễn Anh Dũng (35 tuổi), nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sbooks (TP.HCM), cho biết trong năm qua Sbooks đã ra mắt 100 tựa sách mới, có nhiều bộ sách lọt vào top xu hướng của người mua. Công ty cũng mở rộng kinh doanh, hoàn thiện 4 chi nhánh tại TP.HCM…Nhiều người trẻ khởi sự kinh doanh cũng gặt hái được nhiều thành công trong năm 2023. Như chị Ao Thị Như Ý (31 tuổi) kinh doanh đông trùng hạ thảo Núi Cà Đam ở thị trấn Trà Xuân, H.Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Chị Như Ý đã có ý tưởng sử dụng gạo lứt rẫy của đồng bào người dân tộc Kor để làm giá thể nuôi trồng. Đông trùng hạ thảo được nuôi trồng theo quy trình khép kín, nghiêm ngặt từ tỷ lệ phối trộn đến công đoạn hấp, cấy phôi và nuôi dưỡng... Nhờ cách làm này, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3. Năm 2023, đông trùng hạ thảo Núi Cà Đam được bày bán ở nhiều cửa hàng, siêu thị, sàn thương mại điện tử… trên cả nước, thu hút lượng lớn người mua.Khát vọng bứt phá Anh Nguyễn Hồng Huy (33 tuổi), Tổng giám đốc Công ty TNHH chocolate Hallelu (TP.HCM), chuyên kinh doanh chocolate và các sản phẩm từ ca cao, máy móc liên quan loại quả này. Anh Huy cho biết năm 2023 công ty khá thành công khi có cơ hội tiếp cận khách hàng nhiều hơn, cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, mảng nguyên liệu cho ngành bánh phát triển rất tốt khi chocolate nguyên liệu, bột ca cao cung cấp cho nhà hàng, khách sạn cao cấp… đã tăng lên gấp đôi so với năm 2022. Ngoài ra, sản phẩm của công ty đã có mặt ở thị trường các nước Pháp, Nhật, Singapore, Hà Lan, Nam Phi…Với anh Huy, một trong những mục tiêu sẽ phấn đấu chinh phục trong năm 2024 là tiếp tục đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, kỳ vọng sẽ xuất khẩu mảng máy móc sang được nhiều thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia…Nguyễn Hoàng An Khương đặt mục tiêu đưa công ty trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường tại TP.HCMAnh Phạm Đình Ngãi thì cho hay sau những lần tham dự các hội chợ quốc tế ở Đức, Trung Quốc, Thái Lan… đã tìm kiếm được nhiều đối tác, học hỏi thêm những cách bán hàng mới. Thế nên trong năm 2024 anh kỳ vọng sẽ đưa Sokfarm tăng trưởng hơn 50% so với năm 2023. "Tôi có niềm tin sẽ chinh phục được kỳ vọng ấy", anh Ngãi nói.Còn Nguyễn Hoàng An Khương chia sẻ: "Năm mới sẽ mở ra những cơ hội mới. Chính vì thế, chúng tôi tiếp tục đặt mục tiêu duy trì mức tăng trưởng và trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, có nguồn nguyên liệu bản địa tại thị trường TP.HCM và khu vực miền Nam".Anh Nguyễn Anh Dũng thì chia sẻ mục tiêu của năm 2024 là quyết tâm phát hành 200 tựa sách mới với đa dạng thể loại, mở rộng và lan tỏa văn hóa đọc. Ngoài ra, anh kỳ vọng nhiều nhà sách được mở thêm với mô hình hiện đại, sáng tạo.Chị Ao Thị Như Ý cho biết: "Có những nấc thang mới mà tôi muốn chinh phục, chẳng hạn như phát triển vượt bậc hơn, doanh thu gấp nhiều lần so với năm 2023. Thế nên hiện nay tôi tiếp tục tích lũy kiến thức, tăng sản lượng thu hoạch để chuẩn bị đủ số lượng sản phẩm tôi muốn bán...".Nguồn: Báo Thanh Niên: Bứt phá năm mới 2024
Xem chi tiết..19 Jan, 2024 587
Cần Thơ Online: Phát huy giá trị tài nguyên bản địa trong khởi nghiệpNgày 12-12, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ phối hợp với Hội LHPN TP Cần Thơ tổ chức hội thảo “Giải pháp phát huy giá trị tài nguyên bản địa trong khởi nghiệp”.Diễn giả trình bày tham luận tại hội thảo.Với đặc trưng sông nước cùng nét văn hóa độc đáo, ĐBSCL đã tạo nên nét đặc thù với những sản phẩm bản địa tiềm năng. Trong đó, có những sản vật địa phương nổi tiếng như dâu hạ Châu, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, bưởi da xanh Bến Tre, muối Bạc Liêu… Nhận thấy tiềm năng này, nhiều startup đã mạnh dạn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo từ tài nguyên bản địa. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập quốc tế, để một sản phẩm địa phương tồn tại và phát triển bền vững, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải xác định được “tên tuổi và chỗ đứng" trên thị trường trong và ngoài nước.Theo các doanh nghiệp khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức, bất cập nhưng cũng có rất nhiều cơ hội mở ra, đặc biệt là khởi nghiệp từ nông nghiệp bản địa. Vấn đề đặt ra là các bạn trẻ, doanh nghiệp phải trên tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo; cùng với đó là hình thành tâm thế dám nghĩ, dám làm và bản lĩnh vươn lên khi vấp ngã.Các đại biểu tại phiên thảo luận.Hội thảo gồm 2 phiên. Phiên tham luận với các nội dung về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với tài nguyên bản địa hướng tới phát triển bền vững vùng ĐBSCL; một số giải pháp thực hiện tốt đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ; câu chuyện cảm hứng về khởi nghiệp phụ nữ và các chương trình hỗ trợ của vườn ươm WSAFE… Ở phiên thảo luận, các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp khởi nghiệp cùng nhau trao đổi và đề xuất các giải pháp về chính sách, công nghệ, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm bản địa…Nguồn: Cần Thơ Online - Phát huy giá trị tài nguyên bản địa trong khởi nghiệp
Xem chi tiết..19 Jan, 2024 1,158
Thời báo Tài chính Việt Nam: Chuyện lạ đời của vợ chồng "Ngãi mật hoa dừa"Từ một giảng viên chuyên ngành kỹ thuật điện tại TP. Hồ Chí Minh, thạc sĩ Phạm Đình Ngãi (sinh năm 1989) đã quyết định bỏ tất cả để làm một chuyện rất lạ đời: lấy mật hoa dừa. "Quả đắng" đầu tiên không ngờ được chính là sự ngờ vực, phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Có những tháng, Ngãi như sống luôn trên ngọn dừa để có thể hiểu được rõ nhất về từng giọt mật hoa dừa. Và rồi, lòng đam mê và sự quyết tâm của Ngãi cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Những giọt mật hoa dừa Sokfarm ngọt thơm của vùng đất Trà Vinh đã xuất ngoại, chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ...Sokfarm theo tiếng Khmer có nghĩa nông nghiệp hạnh phúc. Chàng thanh niên trẻ đã đặt tên gọi như vậy cho dự án khởi nghiệp của mình. CEO Phạm Đình Ngãi cho biết anh đang cùng vợ và các cộng sự thực hiện sứ mệnh mang lại hạnh phúc cho tất cả những cá nhân tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp gồm nông dân, nhà bán lẻ và người tiêu dùngChàng kỹ sư điện Phạm Đình Ngãi lấy mật hoa dừa.Chàng kỹ sư điện “sống” trên ngọn dừaSau khi tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật điện của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, anh Phạm Đình Ngãi giảng dạy tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Sau 4 năm, anh chuyển sang làm việc tại một công ty chế biến chocolate tại Tiền Giang. Thời điểm năm 2017-2018, anh cùng vợ về quê Trà Vinh sinh con đầu lòng. “Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy người ta vào mua cả một cây dừa có hơn 20 trái mà có giá chỉ 30 ngàn đồng. Đó là lúc, tôi nghĩ phải làm gì khác với cây dừa” - anh Ngãi cười hiền kể lại.Và điều may mắn nhất chính là khi đem những trăn trở của mình chia sẻ với vợ, vốn là thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm, chị Thạch Thị Chal Thi (vợ anh Ngãi) đã ngay lập tức hào hứng ủng hộ chồng tìm cách tăng giá trị kinh tế cho cây dừa của quê hương mình.Năm 2018, anh Ngãi chính thức nghỉ việc để cùng vợ phát triển ý tưởng biến mật hoa dừa thành sản phẩm có lợi cho sức khoẻ thay vì chỉ thu hoạch trái dừa như trước đây. Đôi vợ chồng trẻ đã dành gần 2 năm để tìm hiểu mật hoa dừa, cách thu mật, cách chế biến sản phẩm, cả công đoạn xây nhà xưởng, phát triển thị trường… Đến tháng 9/2019, Sokfarm ra đời và đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên.Với quyết định này, anh Ngãi đối mặt với vô vàn khó khăn thời điểm đó. Anh không ngờ mình vấp phải sự không đồng tình của người dân quê nhà. Bởi xưa nay, nông dân vẫn trồng dừa lấy trái chứ không ai thu mật. “Mọi người đều cho rằng mình đi học đâu đó xa xôi để làm chuyện tào lao. Đặc biệt, họ nói việc làm của mình có thể phá hoại những vườn dừa. Tuy nhiên, mình hiểu được mình đang làm gì. Nó sẽ giúp ích cho người nông dân quê mình như thế nào nếu có thể phát triển…" - anh Ngãi cho biết.Tiếp đó, vợ chồng anh Ngãi còn đối diện với khó khăn là làm sao kiểm soát và làm chủ được kỹ thuật thu mật hoa dừa. Gần 6 tháng đầu tiên, anh Ngãi gần như ngày đêm “sống trên ngọn dừa” để tìm hiểu về từng thời điểm cắt hoa, lấy mật, thử mọi phương pháp nhưng đều thất bại. May mắn, khi đi sâu vào nghiên cứu, anh Ngãi phát hiện đây là một nghề truyền thống của người Khmer. Anh đi học thêm một số kỹ thuật từ những già làng. Trong đó có kỹ thuật lấy nước của cây thốt nốt là nhờ dùng kẹp để giữ phần hoa. Áp dụng đúng phương pháp này, kết hợp với việc sử dụng chày gỗ gõ lên hoa cùng với việc massage, anh Ngãi thu được nhiều mật hơn. Anh Ngãi cho biết: “Ở thời điểm đầu, Sokfarm chỉ thu được 1 lít mật/1 ngày đêm. Theo thời gian kỹ thuật dần được nâng lên, lượng mật thu được cũng tăng lên khoảng 20%...”Trà Vinh quê anh là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng từ xâm nhập mặn. Hiện ngập mặn đã xâm nhập vào sâu trong đất liền khoảng 100km, tính từ bờ biển. Xâm nhập mặn khiến nhiều cây không thể sống. Độ mặn ở mức 2 phần nghìn đã khiến cây sầu riêng rụng lá và 5 phần nghìn là cây chết. Trong khi đó, 5 phần nghìn vẫn là điều kiện sống lý tưởng của cây dừa. Nhưng nếu độ mặn gia tăng lên 15 phần nghìn, trái dừa sẽ bị teo hoặc rụng. Tuy nhiên cây vẫn ra hoa đáp ứng việc thu mật. “Nên việc chuyển đổi từ thu trái sang thu mật hoa hoàn toàn phù hợp với tình hình xâm nhập mặn, đặc biệt là các huyện giáp biển ở miền Tây. Bằng cách này, người dân vẫn có thể giữ đất, giữ cây, tạo kế sinh nhai…” - anh Ngãi cho biết.Gian nan tạo sản phẩm… và hành trình đưa mật hoa dừa xuất ngoại Sokfarm đã tạo việc làm ổn định cho nhiều bà con người Khmer tại địa phương.Anh Ngãi không nhớ nổi mình đã đổ đi bao nhiêu lít mật để phục vụ cho việc tìm công thức chế biến sản phẩm. Sau 6 tháng, anh dần tìm được mẫu số chung. Đến nay, Sokfarm đã cho ra đời 7 dòng sản phẩm khác nhau từ mật hoa dừa gồm: đường hoa dừa, nước uống mật hoa dừa, mật hoa dừa, mật hoa dừa lên men, hạt cacao & mật hoa dừa, nước tương mật hoa và giấm mật hoa dừa.Thời điểm đầu, người tiêu dùng không có lý do gì để chuyển từ việc dùng mật ong, đường mía sang mật hoa dừa. Trong khi, Sokfarm lại là một thương hiệu mới, chưa có tên tuổi. Người tiêu dùng vẫn còn nhiều hoài nghi. Vì thế hiếm người nghe giới thiệu về sản phẩm mới mà sẵn sàng bỏ tiền ra mua ngay. Anh Ngãi cho biết: “Để lấy lòng tin, mình đem sản phẩm của mình tặng cho bạn bè, người thân, đặc biệt là những người cùng khởi nghiệp. Vào thời điểm đầu, mình còn nhớ Sokfarm rất xông xáo tham gia các hội chợ. Bởi mình muốn khách hàng được thử, cảm nhận và nghe tư vấn trực tiếp…”.Không chỉ các hoạt động trong nước mà phải minh chứng năng lực xuất khẩu để cho thấy chất lượng sản phẩm, anh Ngãi quyết định mang sản phẩm đi đăng ký kiểm định chất lượng để “vượt vũ môn” vào Nhật Bản. Đến tháng 9/2021, sản phẩm đã thuyết phục được cơ quan quản lý Nhật Bản khi đáp ứng hơn 300 chỉ tiêu chất lượng về an toàn thực phẩm.Mới đây, tháng 10/2023, Sokfarm hợp tác cùng Công ty cổ phần Quốc tế LNS US đã xuất khẩu chính ngạch thành công đơn hàng gần 20.000 chai mật hoa dừa tươi Organic Soksanl – đặc sản Trà Vinh đến cảng Houston, Hoa Kỳ.Vợ anh Ngãi - chị Thạch Thị Chal Thi cho biết, Bến Tre có 70.000 ha, Trà Vinh 33.000 ha trồng dừa, mật hoa dừa chứa rất nhiều chất khoáng, lên men nhanh có thể làm sản phẩm xịt bù khoáng, dưỡng ẩm cho da. “Sokfarm sẽ dùng mật hoa dừa để làm mỹ phẩm và mong muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về ngành mật hoa dừa tại Việt Nam sau khi đạt được những tiêu chuẩn khắt khe như hàng Việt Nam chất lượng cao – chuẩn hội nhập” - chị Chal Thi tự tin nói.Hiện Sokfarm đã hợp tác với 35 hộ nông dân với 20 ha vườn dừa, tăng gấp 10 lần so với thời điểm đầu, để thu mua 45 tấn mật hoa dừa/tháng. Tất cả các vườn dừa đều đạt chứng nhận hữu cơ cho thị trường của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Nhờ vậy, sản phẩm của Sokfarm đã xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản, Hà Lan, Đức và Mỹ. Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam - Bài 2: Chuyện lạ đời của vợ chồng "Ngãi mật hoa dừa"
Xem chi tiết..21 Jun, 2022 1,157
Mật hoa dừa Sokfarm - Hành trình 3 năm Xây dựng và Phát triểnTừ khi hình thành ý tưởng đến lúc bắt tay vào thực hiện, Sokfarm luôn hướng tới sản xuất thuần tự nhiên, lan tỏa nông nghiệp hạnh phúc, tạo sinh kế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ tinh hoa mật hoa dừa Trà Vinh.https://sokfarm.com/wp-content/uploads/2022/06/SOKFARM-3-TUOI-HANH-TRINH-XAY-DUNG-VA-PHAT-TRIEN.mp4Hành trình hạnh phúc Sokfarm theo đuổi trong suốt 3 năm qua luôn đầy ắp niềm vui, tiếng cười của công nhân làm việc trong nhà xưởng, chú nông dân cần mẫn, các gia đình nông hộ. Anh chị đại lý, NPP toàn quốc, những khách hàng, đối tác vững tin nơi Sokfarm, lựa chọn đồng hành với một doanh nghiệp trẻ tuổi như tụi mình. Mạng lưới đại lý, nhà phân phối mật hoa dừa Sokfarm không ngừng lớn mạnh. Tính đến nay, Sokfarm đã có hơn 400 nhà đại lý, phân phối trên 30 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2019, có ngày chỉ bán được 1 sản phẩm. Đến năm 2021, có hơn 200.000 sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm gửi đến tay người tiêu dùng. Trên thế giới, đã có hơn 30 sản phẩm làm từ mật hoa dừa. Tại Sokfarm từ năm 2019 đến năm 2022 đã nghiên cứu và sản xuất 6 loại sản phẩm với nhiều kích cỡ khác nhau phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng. Nhờ những đóng góp xây dựng quê hương, tạo ngành nghề phát triển bền vững, năm 2021, mật hoa dừa Sokfarm được thủ tướng chính phủ trao tặng bằng khen Trong quá trình xây dựng và phát triển, Sokfarm luôn nhận được sự ủng hộ và đồng hành của Đại sứ quán Canada Là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam đạt giải thưởng ASEAN Business Awards năm 2021 ở hạng mục Inclusive Business (Doanh nghiệp phát triển bao trùm) Đạt Á Quân Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng 2022 Hành trình Hạnh phúc này cũng là hành trình trưởng thành của một thương hiệu Việt, thuần tự nhiên...với khát khao nâng cao giá trị nông sản bản địa, góp phần gia tăng kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm cho người dân quê hương. Và thật vinh dự và đầy trân trọng trên hành trình ấy, từng viên gạch nhà máy, máy móc chế biến, các sản phẩm mật hoa dừa...đều góp từ giọt mồ hôi, sự cố gắng của những người yêu thương Sokfarm, mong muốn Sokfarm ngày một lớn mạnh, phát triển và góp thêm mật ngọt cho đời. Hành trình phát triển bền vững luôn bắt đầu từ những ước mơ mang lại hạnh phúc cho cộng đồng, những bước chân không ngại khó khăn, tiến lên phía trước để hình thành lối đi riêng. Chúc Sokfarm tuổi lên 3 được thần dừa độ, vững vàng phát triển, hạnh phúc đong đầy, gặt hái được nhiều thành công rực rỡ!
Xem chi tiết..21 Jun, 2022 717
Mật hoa dừa Sokfarm đón tiếp Bộ trưởng Bộ NN & PTNNSáng ngày 20/06/2022 Mật hoa dừa Sokfarm thật vinh dự và hạnh phúc khi được đón tiếp Chú Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ghé thăm trong chuyến công tác. Trong buổi gặp gỡ, Chú Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ: "Hãy giữ con chim đậu chứ đừng bắt chi con chim đang bay, thay vì đi bắt đại bàng thì hãy nuôi con chim sẻ, vì số lượng con chim sẻ sẽ rất nhiều và lấn át số lượng của đại bàng. Và nó sẽ là xu hướng của thế giới. Thay vì đi tìm các tập đoàn đa quốc gia, hay doanh nghiệp lớn về tỉnh để đầu tư thì hãy hỗ trợ, ủng hộ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là những con người sẽ tạo ra giá trị thực cho quê hương." Chú Lê Minh Hoan là một lãnh đạo có tâm và có tầm, chú luôn trăn trở với nền nông nghiệp Việt Nam và các dự án khởi nghiệp. Chú rất gần gũi với khuôn mặt phúc hậu. Sokfarm sẽ làm tốt và thật tốt để đưa mật hoa dừa Sokfarm đi muôn nơi, liên kết với nhiều nông hộ giúp nông dân cải thiện kế sinh nhai, tạo việc làm cho dân làng, lan toả món quà của thiên nhiên đến nhiều người hơn nữa. Vào ngày 30/04/2022 Mật hoa dừa Sokfarm – sản phẩm đặc biệt của Trà Vinh được đề cử Trung Ương công nhận mức OCOP 5 sao được Chú Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao nhận chứng nhận và biểu trưng sản phẩm OCOP Tiêu Biểu ĐBSCL 2022. Mật hoa dừa Sokfarm định hướng trong năm 2022 thị trường xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài sẽ chiếm 30% tổng sản lượng. Việc doanh nghiệp được công nhận mức OCOP 5 sao sẽ là tiền đề giúp sự phát triển và lan tỏa sản phẩm Sokfarm ngày một vững mạnh.Một số hình ảnh trong buổi đón tiếp: Chú Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ghé thăm nhà máy Mật hoa dừa Sokfarm Chú Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ghé thăm nhà máy Mật hoa dừa Sokfarm Chú Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ghé thăm nhà máy Mật hoa dừa Sokfarm Dưới sự động viên và quan tâm của chú, Mật hoa dừa Sokfarm sẽ cố gắng phát huy thế mạnh của mình, mang tự hào sản phẩm vùng miền đến muôn nơi.
Xem chi tiết..18 May, 2022 844
Mini game: MANG STICK ĐI MUÔN NƠI - QUÀ VỀ TAY PHƠI PHỚIVới mong muốn lan tỏa hành trình hạnh phúc, nhà mình hãy sáng tạo cùng stick mật hoa dừa Sokfarm để có cơ hội nhận phần quà vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa đến từ Sokfarm trong mini game MANG STICK ĐI MUÔN NƠI - QUÀ VỀ TAY PHƠI PHỚI nha.Sau hơn một tháng giới thiệu đến quý khách hàng, Mật hoa dừa Sokfarm phiên bản tiện lợi đã “phủ sóng” ở khắp mọi nơi. Gói mật hoa dừa Sokfarm cung cấp 23kcal trong mỗi gói 15g, là hành trang tiện lợi, nạp dinh dưỡng tức thời trong các hoạt động xoay quanh cuộc sống. Thể lệ cuộc thi:Người tham gia có thể tùy ý sáng tạo nội dung, chụp ảnh, quay video hay làm gift. Bài viết được đăng trên group facebook "Món ngon cùng mật hoa dừa Sokfarm."Bài viết được share về tường cá nhân với chế độ công khai.Trong bài viết có gắn hashtag #stickmathoaduasokfarm #cungsokfarmdimuonnoiCách thức chấm điểm:3 thành viên tham gia có số điểm cao nhất, ấn tượng nhất sẽ được nhận những giải thưởng hấp dẫn. Ban tổ chức sẽ thống kê dựa trên: Lượt like, tym, thương: 1 điểm/lượt Chia sẻ: 2 điểm Comment: 2 điểm Giải thưởng· 01 Giải Nhất: 1 chiếc áo logo Sokfarm + 24 gói sticks mật hoa dừa + 1 quyển sách · 02 Giải Nhì: 2 nón in logo Sokfarm + 12 gói sticks mật hoa dừa + 1 quyển sách Kết quả sẽ được chốt vào ngày 30/05/2022 và công bố vào ngày 31/05/2022 tại Group Món ngon với Mật Hoa Dừa Sokfarm Với mong muốn đem đến sự tiện lợi cho khách hàng, Sokfarm mang đến sản phẩm gói mật hoa dừa với phiên bản tiện dụng mới, là hành trang giúp bạn nạp năng lượng tức thời trong cuộc sống bộn bề công việc.Bạn là nhân viên văn phòng hay bỏ lỡ bữa cơm vì công việc quá bận rộn, hội họp và tiếp khách liên tục?Bạn là nhân viên tổ chức sự kiện, hay di chuyển đường dài, không kịp ăn uống?Bạn là người yêu thích yoga/ thiền, cần bổ sung dinh dưỡng trước buổi tập?Bạn là người đam mê thể thao, chạy xe đường dài, leo núi, chạy bộ cần nạp nhanh dinh dưỡng?Những lúc bạn cần nạp dinh dưỡng nhưng lại không tiện ăn uống thì đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo:“GÓI MẬT HOA DỪA SOKFARM”Hành trang tiện lợi – nạp dinh dưỡng tức thờiMọi chi tiết xin liên hệ:Hotline: 0974 018 946 – 0974 038 946Fanpage: Sokfarm.com – Mật Hoa Dừa Trà VinhWebsite: Sokfarm.com
Xem chi tiết..16 May, 2022 896
Báo Nông nghiệp Việt Nam: Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?Mật hoa dừa Sokfarm giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.Ước mơ đầu tiênChị Thạch Thị Chal Thi (Kathy Thạch), sáng lập Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm), tỉnh Trà Vinh chia sẻ: "Năm 2021, Sokfarm bán được 200.000 đơn vị sản phẩm. 4 tháng đầu năm nay, mỗi tháng công ty xuất bán khoảng 20.000 đơn vị sản phẩm. Nhưng khi đại dịch được kiểm soát, điều vui mừng nhất là Sokfarm đã định hình một ngành nghề mới - thu mật hoa dừa. Lần đầu nghe cô Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung tâm BSA, nói về tiêu chuẩn Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập năm 2017 tại Cần Thơ, Chal Thi tự nhủ “ngày nào đó Sokfarm của mình tạo được công ăn việc làm cho bà con người Khmer, nhất định phải đạt được chứng nhận này”. Tháng 7/2019, Sokfarm được thành lập tại huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), là doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường Việt Nam thương mại các sản phẩm từ mật hoa dừa. Vợ chồng Chal Thi - Đình Ngãi tập trung sức làm nhà máy từ ngày đó đến năm 2020, đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và HACCP. Có vẻ như khoảng cách tới chuẩn hội nhập được rút ngắn, nhưng thạc sỹ Chal Thi, 34 tuổi, chuyên ngành công nghệ thực phẩm tại trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, thấy vẫn chưa đủ. Năm ngoái, đại dịch khiến chuỗi cung ứng chai lọ, in tem nhãn đứt gãy, mọi chi phí đều tăng cao, Sokfarm phải đảm bảo đời sống cho công nhân với tinh thần luôn lạc quan để cùng nhau vượt qua khó khăn. Sokfarm phải kịp thời cập nhật xu thế tiêu dùng mới, tiếp cận khách hàng tiềm năng… Khó khăn chưa từng thấy nhưng vợ chồng Chal Thi vẫn cố gắng hoàn thiện quy trình, chỉn chu vùng nguyên liệu, kiểm soát chặt chẽ quy trình từ đầu vào nguyên liệu tới đầu ra thành phẩm, lắng nghe thị trường… Chính những cố gắng chống chọi, thích ứng ấy đã đưa Mật hoa dừa Sokfarm tới chuẩn mực Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập. Chị Thạch Thị Chal Thi chắt chiu, hoàn thiện từng bộ sản phẩm từ mật hoa dừa Đạt chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập vào tháng 11/2021, Chal Thi nói đó là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất mà cô từng biết. Chứng nhận này là thước đo uy tín từ việc thật - làm thật, mọi thứ phải minh chứng. Không chỉ các hoạt động trong nước mà phải minh chứng năng lực xuất khẩu. Nếu con đường xuất khẩu sang Nhật Bản, Hà Lan ổn rồi thì nay phải chứng minh khả năng thâm nhập ở thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc... Trên con đường đó không có phút ngừng nghỉ. “Rất may và rất vui vì đã có cả một cộng đồng doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập trên con đường này”, Chal Thi nói. Tung cánhAnh Phạm Đình Ngãi, CEO Sokfarm, cho biết trong 6 dòng sản phẩm chủ yếu thì năng suất mật hoa dừa cô đặc khoảng 5 - 6 tấn/tháng; đường 1 - 2 tấn/tháng; hạt ca cao sấy mật hoa dừa, mứt khóm mật hoa dừa 500kg đến 1 tấn/tháng; nước dừa tươi đóng chai 50.000 - 60.000 chai/tháng. Cuối tháng 4/2022, Sokfarm ra mắt dòng sản phẩm mật hoa dừa cô đặc, bao bì theo quy cách đóng gói 15 gram, dùng một lần. Gói nhỏ, tiện dụng cho du khách, người làm việc văn phòng, người nay đây mai đó… Sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (đường mía là 100, đường dừa là <45), được thị trường Mỹ và Nhật, EU rất thích. Năm nay, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Sokfarm sẽ từ 10% lên 30%. Trong khi đó, thị trường trong nước tính tới thời điểm hiện tại, mật hoa dừa Sokfarm đang được hơn 200 nhà đại lý phân phối. Sokfarm vừa hoàn thiện khu sản xuất 500m2 (vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng) vừa liên kết với 17 hộ dân chăm sóc 6ha đất trồng dừa. Sokfarm chuyển giao kỹ thuật kích thích hoa dừa lấy mật và bao tiêu với giá từ 9.000 - 15.000 đồng/lít mật, tùy thời điểm. Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh triển khai thêm 30ha vùng dừa organic, Sokfarm phối hợp chuyển giao công nghệ và chờ kết quả đánh giá chứng nhận sẽ làm hàng cho thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU. Bến Tre có 70.000ha, Trà Vinh 33.000ha trồng dừa, mật hoa dừa chứa rất nhiều chất khoáng, lên men nhanh có thể làm sản phẩm xịt bù khoáng, dưỡng ẩm cho da. “Sokfarm sẽ dùng mật hoa dừa để làm mỹ phẩm và mong muốn trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về ngành mật hoa dừa tại Việt Nam sau khi đạt được những tiêu chuẩn khắt khe như Hàng Việt Nam Chất lượng cao - Chuẩn hội nhập", Chal Thi tự tin nói.Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam - Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?Mọi chi tiết xin liên hệ:Hotline: 0974 018 946 – 0974 038 946Fanpage: Sokfarm.com – Mật Hoa Dừa Trà VinhWebsite: Sokfarm.com
Xem chi tiết..07 May, 2022 925
Báo Dân trí: Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồngVới việc mở rộng vùng nguyên liệu, mỗi tháng Mật hoa dừa Sokfarm xuất bán khoảng 8 tấn các sản phẩm từ mật hoa dừa, thu về hơn một tỷ đồng. Anh Phạm Đình Ngãi (ngụ thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh) hiện là chủ của một vườn dừa rộng 2 ha và một doanh nghiệp chế biến mật hoa dừa với công suất 8 tấn thành phẩm mỗi tháng. Trao đổi với phóng viên, anh tự nhận là người đầu tiên trồng dừa lấy mật quy mô công nghiệp ở Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, anh cho biết thị trường về nguồn tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn, qua đó giúp doanh thu ngày càng tăng nhanh. Hiện sản phẩm mật hoa dừa của anh Ngãi không chỉ phủ khắp nhiều tỉnh thành mà còn xuất khẩu đi Nhật Bản, châu Âu và sắp tới sẽ chinh phục thị trường Mỹ. Mỗi tháng doanh nghiệp của anh Ngãi thu về hơn một tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 26 công nhân hầu hết là người Khmer trên địa bàn."Mình là thạc sĩ kỹ thuật điện, từng là giảng viên một trường cao đẳng trên TPHCM. Nhưng vốn xuất thân từ nông dân, mình luôn muốn tham gia ngành chế biến thực phẩm để nâng cao giá trị nông sản cho quê hương, nâng cao đời sống bà con. Năm 2018, giá dừa Trà Vinh giảm xuống đáy, nhà nào may mắn thì bán được với giá 2.000 đồng/quả, hàng ngàn gia đình khác với vườn dừa bạt ngàn bán không ai mua. Thấy vậy mình mới nghĩ cần có hướng đi mới cho cây dừa", anh Ngãi chia sẻ. Khi nghiên cứu về cây dừa, anh Ngãi nhận thấy đồng bào Khmer Trà Vinh có sản phẩm mật hoa dừa rất độc đáo và giá trị. Tuy nhiên người dân chỉ tự thu mật để dùng cho cuộc sống hàng ngày mà chưa ai mang ra trao đổi, mua bán hay chế biến thành các sản phẩm thứ cấp. Nhận thấy tiềm năng lớn, anh Ngãi đã cùng vợ xây dựng nên doanh nghiệp trồng dừa và chế biến mật hoa dừa - CÔNG TY TNHH TRÀ VINH FARM. Nguồn vốn có hạn, anh Ngãi chỉ mua được 2 ha đất để trồng dừa. Vì thị trường luôn hút hàng, anh đã thuê thêm 4 ha vườn dừa từ hơn 20 hộ dân xung quanh để đảm bảo vùng nguyên liệu. "Cách lấy mật hoa dừa khá đơn giản, người thợ chỉ cần vỗ nhẹ chùm hoa để kích thích tuyến mật sau đó cắt ở cuối chùm cho mật chảy ra. Mật có chất lượng tốt nhất trong vòng 3 giờ đồng hồ sau khi cắt. Lúc này mật thơm, trong, ngọt và có thể uống ngay. Mình gặp thuận lợi là người dân đều đã biết cách lấy mật hoa dừa nên không cần hướng dẫn nhiều. Thị trường gần như còn mới nguyên nên sản phẩm rất được săn đón, hiện mỗi tháng mình thu mua, chế biến khoảng 40 tấn mật thô, cho ra khoảng 8 tấn thành phẩm", cựu giảng viên cho biết. Nhờ Sokfarm, những chú nông dân thu mật và các nông hộ được liên kết đã có nguồn thu nhập ổn định hơn, thu nhập cao gấp từ 4 đến 5 lần trước đây. Anh Sang Sara (ngụ xã Phú Cần, Tiểu Cần) cho biết gia đình có 3.000 m2 trồng dừa, trước đây bán quả được khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng. Khoảng 3 năm nay, gia đình anh Sara cho anh Ngãi thuê vườn dừa và chịu trách nhiệm thu hoạch mật hoa dừa trong vườn. "Giờ bán mật hoa dừa một tháng là bằng trước đây bán quả một năm rồi, gia đình cũng đỡ vất vả. Cây dừa không phải nuôi trái nên cũng khỏe mạnh hơn, đỡ công chăm sóc", anh Sara nói. Nguồn: Báo Dân Trí - Giảng viên nghỉ việc về trồng dừa lấy mật, mỗi năm thu hơn 10 tỷ đồngMọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0974 018 946 – 0974 038 946 Fanpage: Sokfarm.com – Mật Hoa Dừa Trà Vinh Website: Sokfarm.com
Xem chi tiết..07 May, 2022 702
Mật hoa dừa Sokfarm được Sở Du Lịch chọn làm sản phẩm tiêu biểu trưng bày trong Hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh ngày 06/05/2022Thật vinh dự khi Mật hoa dừa Sokfarm được Sở Du Lịch chọn làm sản phẩm tiêu biểu trưng bày trong hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh. Sokfarm quan niệm, kinh doanh phải tồn tại hài hòa với môi trường tự nhiên, đồng hành cùng người nông dân và trở thành thương hiệu vì cộng đồng và có vị trí trên thương trường quốc tế. Vì vậy, chúng tôi luôn hướng tới việc sản xuất xanh, bảo vệ môi trường, công bằng thị trường cho nông dân và đối tác thị trường. Trong hành trình tìm hiểu sản phẩm du lịch tỉnh Trà Vinh, bạn sẽ có cơ hội được ghé thăm Sokfarm để hiểu nhiều hơn về ngành nghề thu mật truyền thống, được mát-xa hoa dừa để thu mật và trải nghiệm không gian mát lành, cùng các sản phẩm thật đặc biệt từ Mật hoa dừa. Đi để hiểu nhiều hơn và yêu nhiều hơn nông nghiệp Việt. Năm 2022, Sokfarm định hướng mở rộng sang mô hình du lịch nông nghiệp. Mô hình du lịch nông nghiệp là một xu hướng mới về ngành du lịch sau đại dịch, phục vụ trải nghiệm của du khách về các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Là dịp để biết thêm về vùng đất phước Trà Vinh, về văn hóa khmer, về ngành nghề thu mật hoa dừa truyền thống và về hành trình khởi nghiệp của Ngãi cùng đồng đội. Hình ảnh tại Hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh ngày 06/05/2022 Hình ảnh tại Hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh ngày 06/05/2022 Hình ảnh tại Hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh ngày 06/05/2022 Hình ảnh tại Hội thảo về Du lịch tại Trà Vinh ngày 06/05/2022Mật hoa dừa Sokfarm thật tự hào khi là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh nhà, góp phần làm giàu bản sắc bản địa của tỉnh Trà Vinh. Sokfarm tin rằng, dưới sự tin tưởng và hỗ trợ của các cấp, Sokfarm sẽ ngày một tăng trưởng và mở rộng quy mô, mang theo ước mơ mang Mật hoa dừa Trà Vinh lan tỏa đến muôn nơi. Mọi chi tiết xin liên hệ:Hotline: 0974 018 946 – 0974 038 946Fanpage: Sokfarm.com – Mật Hoa Dừa Trà VinhWebsite: Sokfarm.com
Xem chi tiết..