• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo

Chất tạo ngọt nhân tạo là chủ đề tranh luận của nhiều người, từ người tiêu dùng cho đến nhà nghiên cứu. Một mặt, chúng được cho là làm tăng nguy cơ bệnh ung thư, gây hại cho lượng đường trong máu và sức khỏe đường ruột. Mặt khác, nhiều cơ quan y tế cho rằng chúng an toàn và có khả năng giúp nhiều người giảm lượng đường trong máu, giảm cân. Tuy nhiên, một hướng dẫn mới gần đây của WHO đã bác bỏ điều này.


Thực hư ra sao? Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo? Hãy cùng tìm hiểu với Sokfarm xem, liệu mật hoa dừa cô đặc organic Sokfarm với vị ngọt tự nhiên có thể trở thành giải pháp thay thế cho chất tạo ngọt nhân tạo không nhé!



1. Sơ lược về chất tạo ngọt nhân tạo


Chất tạo ngọt nhân tạo là gì? Chúng có ở đâu?


Là những chất làm ngọt, chứa ít hoặc không chứa carb (ít sinh ra calo), thường được thay thế đường để làm ngọt cho thực phẩm và đồ uống.

Chúng có trong các sản phẩm như nước ngọt, món tráng miệng, thức ăn sẵn, bánh ngọt, kẹo, kẹo cao su,... Có thể bạn đã từng gặp qua chúng với những tên gọi như aspartame (E951), acesulfame K (E950), erythritol (E968), saccharin (E954), sorbitol (E420), steviol glycoside (E960), sucralose (E955), xylitol (E967),...


2. Hướng dẫn mới từ WHO


Vào ngày 15/05/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một hướng dẫn mới về việc khuyến cáo không nên sử dụng chất làm ngọt không phải đường (non-sugar sweeteners) để kiểm soát cân nặng.

Khuyến cáo này dựa trên kết quả đánh giá có hệ thống, rằng việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo không mang lại bất kỳ lợi ích dài lâu nào trong việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn và cả trẻ em. Kết quả này còn cho thấy tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo về lâu dài như tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn.

Khuyến cáo này áp dụng cho tất cả mọi người ngoại trừ những người mắc bệnh tiểu đường từ trước và bao gồm tất cả các chất làm ngọt nhân tạo có trong thực phẩm và đồ uống. Các chất tạo ngọt phổ biến đó bao gồm acesulfame K, aspartame, cyclamate, neotame, advantame, saccharin, sucralose, stevia và các dẫn xuất stevia.

3. Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo?


Ông Francesco cho biết, chất tạo ngọt nhân tạo không giúp kiểm soát cân nặng về lâu dài và chúng cũng không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn. Do đó, chúng ta cần xem xét các cách khác để giảm lượng đường này.


Francesco Branca: Giám đốc Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHO

Một là nên giảm dần đồ ngọt trong chế độ ăn uống, bắt đầu từ sớm để cải thiện sức khỏe của mình. Việc giảm hoàn toàn là tốt nhất nhưng không phải ai cũng có thể đạt được, vậy nên hãy giảm đến mức tối thiểu mà cơ thể bạn mong muốn. Mỗi ngày một chút cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.

Hai là hướng đến các chất làm ngọt tự nhiên để thay thế dần chất tạo ngọt nhân tạo, chẳng hạn những nguồn đường hữu cơ, từ tự nhiên như mật hoa dừa, mật ong, thốt nốt, mía (đường thô),...


Năm 2013, FAO đã báo cáo rằng mật hoa dừa là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới. 

Mật hoa dừa là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới dựa trên 3 yếu tố: cải thiện kế sinh nhai, phù hợp với biến đổi khí hậu và tính bền vững của xu thế tiêu dùng. Từ một diện tích giống nhau, cây dừa có thể cho lượng đường cao hơn từ 50 -70% so với cây mía.

Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm là một chất làm ngọt tự nhiên dựa trên đường sucrose, được sản xuất từ hoa dừa thông qua quá trình thu thủ công. Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm có vị ngọt thanh, không gắt, và có chỉ số đường huyết (GI: Glycemic Index) thấp.


So với chất tạo ngọt nhân tạo, mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm vẫn chứa một lượng calo, khoảng 45 calories cho 1 muỗng (5g) mật hoa dừa.

Nguồn tham khảo: healthline.com 

Bạn cần Đăng nhập blog.or Đăng ký blog.to_comment.

Danh sách bình luận (0)