Món ăn không chỉ đẹp từ hình thức, tốt từ chất lượng mà cần phải ngon từ hương vị thì mới tiếp cận được đến nhiều người tiêu dùng. Hương vị làm cho những món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Do đó, người ta đã nghiên cứu và sử dụng các chất điều vị để bổ sung vào nhiều loại thực phẩm trong công nghiệp.
1. Chất điều vị là gì?
Theo Bộ Y tế định nghĩa, chất điều vị là “phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích tăng hương vị của các sản phẩm thực phẩm”. Các chất này thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
Những chất điều vị phổ biến và thường gặp như bột ngọt, hạt nêm, bột canh,... Ngoài ra còn có nhiều loại chất điều vị khác và được quy định bằng các mã số để dễ quản lý, thay cho những tên gọi phức tạp.
2. Có những chất điều vị nào? Chúng thường có ở đâu?
Hiện nay, có 21 chất điều vị được sử dụng trong chế biến thực phẩm, được đặt tên theo các mã số Quốc tế từ 620 đến 640. Theo Bộ Y tế quy định, các chất này phải được ghi rõ tên hoặc mã số lên bao bì của sản phẩm có chứa chúng. Một vài chất điều vị thường gặp:
- E621 - Monosodium glutamate (MSG): hay thường gọi là bột ngọt. Chất điều vị này không những được dùng trong công nghiệp mà còn rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi nhà. Nhiều người hay lầm tưởng chúng là gia vị nhưng thực ra, đây là một loại chất điều vị. Chất này làm tăng vị umami trong thực phẩm giàu protein như thịt và cá. Với những người không thích ăn uống, một lượng nhỏ chất điều vị sẽ làm họ cảm thấy món ăn có phần ngon hơn. Tuy nhiên, MSG có thể gây dị ứng với một số người nên hãy lưu ý với các sản phẩm chứa MSG nếu bạn có cơ thể hơi nhạy cảm.
- E622 - Monokali glutamat: là muối kali và axit của axit glutamic. Nó là một trong những chất điều vị không chứa natri.
- E623 - Canxi glutamate (CDG): ngoài vai trò chất tăng hương vị, CDG còn được sử dụng như một phương pháp điều trị sơ cứu khi không may phải tiếp xúc với axit hydrofluoric (HF).
- E626 - Axit Guanylic: giống như bột ngọt, E626 cũng làm tăng vị umami. Và còn là một trong những chất tăng cường hương vị đắt tiền.
- E627 - Dinatri guanylat: được chiết xuất từ cá khô hoặc rong biển khô và được sử dụng trong mì ăn liền, khoai tây chiên, thịt ướp muối, súp đóng gói và rau củ thái mỏng.
- E630 Inosinic acid: có thể tạo ra từ thịt hoặc cá (cá mòi). Được sử dụng trong các loại thức uống protein, chế phẩm bổ sung và như một chất tạo ngọt trong các loại bánh mì.
Các chất điều vị thường có trong các loại gia vị như nước tương, nước mắm, các loại nước sốt dùng để ướp, tương ớt, tương cà, bột nêm, hạt nêm, bột ngọt, bột canh,... Chỉ cần xem qua bảng thành phần và để ý những ký hiệu mã số bên trên là bạn đã có thể nhận diện chúng.
3. Chất điều vị có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Chất điều vị có vai trò chính là làm món ăn có hương vị thơm ngon hơn. Trước khi đến tay người tiêu dùng, các chất điều vị này đều phải trải qua quá trình kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt và kỹ lưỡng để đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm chất này hoàn toàn không chứa bất kỳ dưỡng chất nào, nếu quá lạm dụng chúng hay dùng quá liều lượng cho phép trong một khoảng thời gian sẽ có khả năng gây hại đến sức khỏe.
Nếu bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh thì việc sử dụng những sản phẩm có chất điều vị sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và hứng thú với thức ăn nhiều hơn. Một lượng ít chất điều vị sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhưng nếu bạn có một cơ thể nhạy cảm hay không may bạn đang bị bệnh, hãy cố gắng hạn chế những sản phẩm có chứa chất điều vị. Thay vào đó nên hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ.
4. Lời khuyên hữu ích
- Chọn các thương hiệu lớn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng, siêu thị uy tín.
- Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi muốn mua sản phẩm đó.
- Ưu tiên những sản phẩm có vị umami tự nhiên như vị umami có trong nước tương mật hoa dừa, chứa càng ít hoặc không chứa các chất phụ gia càng tốt.
Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm không chất điều vị
Nguồn tham khảo: foodadditivesworld.com
Danh sách bình luận (0)