• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

06 Mar, 2024 2,038

Các chất điều vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Món ăn không chỉ đẹp từ hình thức, tốt từ chất lượng mà cần phải ngon từ hương vị thì mới tiếp cận được đến nhiều người tiêu dùng. Hương vị làm cho những món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Do đó, người ta đã nghiên cứu và sử dụng các chất điều vị để bổ sung vào nhiều loại thực phẩm trong công nghiệp. 1. Chất điều vị là gì? Theo Bộ Y tế định nghĩa, chất điều vị là “phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích tăng hương vị của các sản phẩm thực phẩm”. Các chất này thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Những chất điều vị phổ biến và thường gặp như bột ngọt, hạt nêm, bột canh,... Ngoài ra còn có nhiều loại chất điều vị khác và được quy định bằng các mã số để dễ quản lý, thay cho những tên gọi phức tạp. 2. Có những chất điều vị nào? Chúng thường có ở đâu? Hiện nay, có 21 chất điều vị được sử dụng trong chế biến thực phẩm, được đặt tên theo các mã số Quốc tế từ 620 đến 640. Theo Bộ Y tế quy định, các chất này phải được ghi rõ tên hoặc mã số lên bao bì của sản phẩm có chứa chúng. Một vài chất điều vị thường gặp: E621 - Monosodium glutamate (MSG): hay thường gọi là bột ngọt. Chất điều vị này không những được dùng trong công nghiệp mà còn rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi nhà. Nhiều người hay lầm tưởng chúng là gia vị nhưng thực ra, đây là một loại chất điều vị. Chất này làm tăng vị umami trong thực phẩm giàu protein như thịt và cá. Với những người không thích ăn uống, một lượng nhỏ chất điều vị sẽ làm họ cảm thấy món ăn có phần ngon hơn. Tuy nhiên, MSG có thể gây dị ứng với một số người nên hãy lưu ý với các sản phẩm chứa MSG nếu bạn có cơ thể hơi nhạy cảm. E622 - Monokali glutamat: là muối kali và axit của axit glutamic. Nó là một trong những chất điều vị không chứa natri. E623 - Canxi glutamate (CDG): ngoài vai trò chất tăng hương vị, CDG còn được sử dụng như một phương pháp điều trị sơ cứu khi không may phải tiếp xúc với axit hydrofluoric (HF). E626 - Axit Guanylic: giống như bột ngọt, E626 cũng làm tăng vị umami. Và còn là một trong những chất tăng cường hương vị đắt tiền. E627 - Dinatri guanylat: được chiết xuất từ cá khô hoặc rong biển khô và được sử dụng trong mì ăn liền, khoai tây chiên, thịt ướp muối, súp đóng gói và rau củ thái mỏng.E630 Inosinic acid: có thể tạo ra từ thịt hoặc cá (cá mòi). Được sử dụng trong các loại thức uống protein, chế phẩm bổ sung và như một chất tạo ngọt trong các loại bánh mì.Các chất điều vị thường có trong các loại gia vị như nước tương, nước mắm, các loại nước sốt dùng để ướp, tương ớt, tương cà, bột nêm, hạt nêm, bột ngọt, bột canh,... Chỉ cần xem qua bảng thành phần và để ý những ký hiệu mã số bên trên là bạn đã có thể nhận diện chúng. 3. Chất điều vị có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Chất điều vị có vai trò chính là làm món ăn có hương vị thơm ngon hơn. Trước khi đến tay người tiêu dùng, các chất điều vị này đều phải trải qua quá trình kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt và kỹ lưỡng để đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm chất này hoàn toàn không chứa bất kỳ dưỡng chất nào, nếu quá lạm dụng chúng hay dùng quá liều lượng cho phép trong một khoảng thời gian sẽ có khả năng gây hại đến sức khỏe. Nếu bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh thì việc sử dụng những sản phẩm có chất điều vị sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và hứng thú với thức ăn nhiều hơn. Một lượng ít chất điều vị sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn có một cơ thể nhạy cảm hay không may bạn đang bị bệnh, hãy cố gắng hạn chế những sản phẩm có chứa chất điều vị. Thay vào đó nên hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ. 4. Lời khuyên hữu ích Chọn các thương hiệu lớn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng, siêu thị uy tín. Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi muốn mua sản phẩm đó. Ưu tiên những sản phẩm có vị umami tự nhiên như vị umami có trong nước tương mật hoa dừa, chứa càng ít hoặc không chứa các chất phụ gia càng tốt.Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm không chất điều vịNguồn tham khảo: foodadditivesworld.com 

Xem chi tiết..

06 Mar, 2024 689

Người bệnh đái tháo đường nên ăn như thế nào?

Theo số liệu từ Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường thật sự là một "kẻ giết người thầm lặng," đặc biệt khi nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn, điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và đưa bệnh trở thành một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, có khoảng 5,3 triệu người mắc bệnh tiền đái tháo đường, và 2/3 số người này (chiếm 70%) có nguy cơ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao. Đái tháo đường, thường được gọi là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, được đặc trưng bởi sự tăng đường máu do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa. Rối loạn chuyển hoá glucid, đặc biệt là tăng glucose máu và xuất hiện glucose trong nước tiểu, là một trong những biểu hiện chính của bệnh. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt mức đường huyết, duy trì trọng lượng cơ thể, và đảm bảo có đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh và việc duy trì hoạt động thể chất đều giúp bạn:Giữ được mức đường huyết, huyết áp, và cholesterol ở mức mục tiêu, làm giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường.Giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường, bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của bệnh. Cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo cảm giác khỏe mạnh, năng động hơn, giúp bạn có thêm nhiều năng lượng để tham gia vào cuộc sống hàng ngày. 1. Đích đường huyết cần đạt cho bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) Để duy trì được đích đường huyết trên bạn cần phối hợp 3 phương pháp sau: Chế độ ăn hợp lý Vận động thể lực Dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ Trong đó chế độ dinh dưỡng có thể nói là chìa khóa để kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng theo các nguyên tắc: Đủ các bữa ăn: 3 cử chính và có thể thêm 1 - 3 cử phụ (tùy theo yêu cầu của bác sĩ) và các bữa phụ có thể là sữa dành cho người đái tháo đường. Nạp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, vitamin và chất xơ) Cân đối lượng gram các chất dinh dưỡng Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho bệnh ĐTĐ 2. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ĐTĐ Hãy xem xét nhu cầu calo của bạn thông qua việc chọn các thực phẩm bổ dưỡng. Lựa chọn các nguồn carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá và chất béo "tốt" để đảm bảo bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. a) Chất bột đường Để kiểm soát đường huyết, bạn nên hạn chế các loại đường đơn hấp thu nhanh và ưu tiên lựa chọn loại đường phức - loại đường này sẽ hấp thu đường chậm và gây no lâu. Đường huyết tăng cao sau khi ăn và không được chuyển hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó, chọn các loại chất bột đường hấp thu chậm, giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen và khoai củ. Tránh thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo và nước ngọt. Tỷ lệ năng lượng từ chất bột đường nên đạt khoảng 55% - 65% tổng số năng lượng khẩu phần. b) Chất đạm Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, hạt vừng, đậu, và đỗ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ năng lượng từ chất đạm nên đạt 15% - 20% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy nhiên, đối với người đái tháo đường kèm theo biến chứng suy chức năng thận việc bổ sung đạm trên nền bệnh lý này nên chỉ từ 0,6g - 0,8g/kg/ ngày. Do vậy, trong chế độ ăn hằng ngày bạn hãy cân bằng và đa dạng hoá các loại thức ăn. c) Chất béo Trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng chất béo nên nạp từ 20% - 30% tổng năng lượng khẩu phần. Bạn nên hạn chế chất béo từ động vật như: mỡ, da, nội tạng, …, vì chúng chứa nhiều acid béo bão hoà gây ảnh hưởng đến chức năng tim mạch của bạn. Thay vào đó, hãy ăn các chất béo chứa acid béo không bão hòa trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu ô liu, dầu hạt lạc, dầu đậu nành và dầu hướng dương. d) Chất xơ Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lượng chất xơ cần nạp vào trong cơ thể từ 20g - 25g, mỗi người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 15 gram chất xơ mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng kiểm soát đường huyết, vì chúng giúp giảm sự tăng đường huyết sau khi ăn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm gạo lứt, táo, chuối, lê, dâu tây, cà rốt, và khoai lang, … e) Chất khoáng và vitamin Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của những người mắc bệnh đái tháo đường. Thường xuyên tuân thủ các chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chẳng hạn, một chế độ ăn thiếu mỡ có thể khiến cơ thể khó hấp thu các loại vitamin quan trọng như vitamin A, D, K, và E. Trong khi đó, việc dùng thuốc metformin trong điều trị dài ngày có thể dẫn đến thiếu vitamin B12 và B9 do ức chế quá trình hấp thu ở dạ dày. Tuy nhiên, không chỉ việc kiêng ăn mà cả việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể gây thiếu hụt canxi và sắt. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần phải thận trọng lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. 3. Các loại thực phẩm khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cân đối và lựa chọn các loại thực phẩm cụ thể để kiểm soát mức đường huyết. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm thường được khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường: Rau xanh: Rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi, cải xoong, rau bina, và rau cải ngồng là nguồn cung cấp chất xơ cao và có ích cho việc kiểm soát đường huyết. Đặc biệt, lựa chọn các thức ăn giàu chất xơ giúp kiểm soát đường huyết Quả hạch: Những loại quả như lựu, dứa, cam, chanh, và kiwi thường có chỉ số Glycaemic Index (GI) thấp và cung cấp vitamin C và chất xơ. Và các loại quả như: táo, lê, và mận có vỏ mỏng có GI thấp và nên được ăn mà không cần lột vỏ. Ngũ cốc nguyên hạt: Chọn lúa mạch nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, và yến mạch nguyên hạt. Chúng có chất xơ cao và giúp kiểm soát đường huyết. Đậu và đỗ: Đậu, đỗ, và các sản phẩm từ đậu như đậu phụ, đậu Hà Lan, và sữa đậu tương là nguồn cung cấp protein thay thế thịt và có GI thấp. Cá: Cá là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, và cá mòi được khuyến nghị. Thịt gà: Nếu bạn ưa thích thịt, chọn thịt gà gà không da và loại thịt gà gà nạc (chicken breast) có ít chất béo. Hạt: Hạt óc chó, hạt lanh, và hạt giống hoà quả là nguồn cung cấp chất xơ và chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch. Sữa và sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa ít béo, sữa chua không đường, và phô mai ít béo là nguồn cung cấp canxi và protein. Thức ăn chứa chất béo không bão hòa: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hướng dương, và dầu cây hạt cải là những loại chất béo tốt cho sức khỏe. Hạn chế đường và đồ ngọt: Tránh thức ăn chứa đường và đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, và đồ ăn chế biến chứa đường. Kiểm soát lượng muối: Giảm lượng muối trong khẩu phần để kiểm soát huyết áp. 4. Gia vị hữu cơ cho bệnh nhân tiểu đường Hãy lựa chọn gia vị một cách hợp lý, đối với những người mắc bệnh ĐTĐ thì việc lựa chọn gia vị ít đường và có chiết xuất hữu cơ nên được ưu tiên. Sau nhiều nghiên cứu, SOKFARM đã đưa ra một sản phẩm chiết xuất từ mật hoa dừa có chứa hàm lượng đường tự nhiên và thấp phù hợp cho người ĐTĐ và kể cả người muốn giảm lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Sản phẩm Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm cung cấp vị ngọt tự nhiên từ hoa dừa với chỉ số đường huyết thấp (GI

Xem chi tiết..

02 Mar, 2024 687

Chỉ số GI là gì và ảnh hưởng đến sức khoẻ

Mỗi loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng đều đặc trưng bởi các chỉ số như thành phần dinh dưỡng, đạm, đường, béo các vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Thêm vào đó có một chỉ số nữa đại diện cho từng loại thực phẩm đó là chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI). Vậy GI là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Làm sao để ứng dụng chỉ số này vào cuộc sống Chỉ số GI là gì? Glycemic Index (GI) hay còn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm giúp chúng ta có thể biết được tốc độ ảnh hưởng của thực phẩm lên đường huyết của bạn khi bạn chỉ sử dụng thực phẩm đó. GI được chia thành 3 nhóm dựa vào sự nhanh hay chậm làm thay đổi đường huyết của thực phẩm Chỉ số đường huyết thấp < 55% Chỉ số đường huyết trung bình từ 56 – 69% Chỉ số đường huyết cao > 70% Yếu tố ảnh hưởng đến GI thực phẩm: Thời gian và nhiệt độ chế biến: Chế biến thực phẩm trong thời gian dài ở nhiệt độ cao làm cho carbohydrat của thực phẩm dễ dàng hấp thu, làm tăng chỉ số GI của thực phẩm. Thực phẩm chế biến cùng: Các thực phẩm khi được nấu cùng với chất béo và chất đạm sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbohydart, làm giảm chỉ số GI của thực phẩm. Ví dụ: Khoai tây chiên có chỉ số GI thấp hơn so với khoai tây luộc.Khoai lang nướng sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn so với khoai lang hấp.Thực phẩm GI cao (>70) Các thực phẩm có carbohydrat dễ dàng bị phân giải, hấp thu vào cơ thể và làm tăng nhanh chóng đường huyết của người sử dụng là thực phẩm có chỉ số GI cao. Các thực phẩm có GI cao: Đường và các thực phẩm có đường (bánh, kẹo,...) Nước ngọt Bánh mì trắng Khoai tây Gạo trắngThực phẩm GI thấp và trung bình Các thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình có carbohydrat phân giải chậm hơn và làm đường huyết tăng ổn định theo thời gian. Thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình: Một vài trái cây và rau (bưởi, đào, táo, cam, các loại rau xanh,...) Các loại đậu Các thực phẩm nguyên cám (gạo lứt, yến mạch nguyên cám,...) Đặc biệt, mật hoa dừa organic Sokfarm là một trong ít những thực phẩm có vị ngọt tự nhiên từ hoa dừa (chỉ số đường huyết thấp với GI <55), thay thế cho các gia vị tạo ngọt. Các thực phẩm GI thấp thì luôn tốt? Một vài các thực phẩm có chỉ số GI thấp như các thực phẩm nguyên cám, một số loại trái cây, các loại rau, các loại đậu, hạt là các thực phẩm nên được sử dụng hằng ngày trong một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng. Nếu bạn chỉ sử dụng chỉ số đường huyết của thực phẩm để đánh giá thực phẩm có lành mạnh hay không có thể dẫn đến lựa chọn sai lầm. Các thực phẩm có chỉ số GI cao chưa hẳn đã là xấu, cũng như không phải tất cả các thực phẩm với GI thấp là lành mạnh. Dưa hấu và cần tây là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng có chỉ số GI cao, trong khi socola lại có chỉ số GI thấp. Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo (thịt heo mỡ, xúc xích,...) hoặc được nấu cùng với chất béo và chất đạm (khoai tây chiên, bánh chiên,...) có chỉ số GI thấp, với lượng chất béo khá cao, các thực phẩm này không nên được sử dụng thường xuyên. Vậy nếu chỉ chăm chăm sử dụng thực phẩm có chỉ số GI thấp, bạn có thể đang bị cuốn vào một chế độ ăn giàu chất béo và không lành mạnh. Các thực phẩm GI thấp có giúp chúng ta giảm cân? Sử dụng thực phẩm GI thấp giúp đường huyết của chúng ta tăng và giảm ổn định, chậm rãi, làm cho chúng ta có cảm giác no lâu hơn, giúp chúng ta kiểm soát sự thèm ăn. Điều này có thể hữu ích nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, chỉ số GI không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá một thực phẩm có lành mạnh hay không. Sử dụng chỉ số GI đối với bệnh nhân đái tháo đường? Chỉ số GI là một chỉ số hữu ích đối với người bệnh đái tháo đường type 2. Người bệnh khi hiểu và tránh sử dụng các thực phẩm có chỉ số GI cao, thay thế bằng các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ làm đường huyết tăng chậm, giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên các bệnh nhân đái tháo đường cũng nên chú ý đến khối lượng các thực phẩm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbohydrat mà bạn sử dụng ảnh hưởng nhiều nhất đến đường huyết máu sau ăn. GI là một chỉ số cho ta hiểu thêm về các loại thực phẩm. Điều quan trọng nhất là hãy sử dụng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng, phù hợp với sức khỏe, một chế độ ăn ít chất béo, đường, muối và giàu các loại trái cây, rau củ. Hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp với bản thân mình nhé. 

Xem chi tiết..

23 Feb, 2024 1,017

Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm - sản phẩm tiềm ăng OCOP 5 sao cấp quốc gia

Ngày 21/2, UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao đối với sản phẩm Nước tương Mật hoa dừa Organic Sokfarm với tổng điểm bình quân đạt 95,55 điểm và sẽ gửi hồ sơ về Hội đồng cấp Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Nước tương mật hoa dừa là nước chấm được lên men tự nhiên từ mật hoa dừa, không từ đậu nành, không chứa gluten, không sử dụng thực phẩm GMO. Sản phẩm chứa ít muối và không chất bảo quản. Chế biến, sản xuất sản phẩm hữu cơ, trong nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO22000:2018 đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu Mỹ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản. Sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao vào năm 2022 Trong đợt này, Mật hoa dừa tươi Organic Sokfarm là 1 trong 10 sản phẩm được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng OCOP 4 sao. Nước uống mật hoa dừa Sokfarm là sản phẩm được thu thủ công từ hoa dừa, bằng kỹ thuật mát-xa hoa và thu mật truyền thống của người Khmer Trà Vinh. Sản phẩm 100% tự nhiên từ hoa dừa, giúp bạn giải khát sảng khoái, bù khoáng điện giải tự nhiên và cung cấp năng lượng. Mỗi sản phẩm khách hàng cầm trên tay, là niềm tự hào của một vùng quê Tiểu Cần, Trà Vinh, là tự hào của cả một cộng đồng Nông nghiệp Hạnh Phúc. Sokfarm xin trân quý tình cảm mà quý khách hàng, quý anh chị đại lý, cô chú nông hộ đã tin yêu và đồng hành cùng chúng tôi trên con đường lan tỏa Nông nghiệp Hạnh Phúc này. Nguồn tham khảo: travinh.gov.vn 

Xem chi tiết..

20 Feb, 2024 996

Tin tức Thông Tấn Xã Việt Nam - Các mặt hàng hữu cơ của Việt Nam thu hút sự quan tâm tại Biofach 2024

“Chất hữu cơ là chìa khóa cho một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy cùng nhau bảo vệ khí hậu, tạo ra các giải pháp bền vững và định hình một tương lai đáng sống cho thế hệ tương lai”. Đó là chủ đề của Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ Biofach 2024 vừa kết thúc tối 16/2 tại thành phố Nürnberg, bang Bayern, miền Nam nước Đức.Sản phẩm nước tương mật hoa dừa, đường hoa dừa, giấm hoa dừa của Sokfarm Việt Nam tại Biofach 2024. Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trong suốt 4 ngày diễn ra hội chợ, nhà tổ chức và các đơn vị tham gia hội chợ đã đưa ra những ý tưởng có tầm nhìn xa về thực phẩm và mỹ phẩm hữu cơ. Tại đây, khách hàng không chỉ được trải nghiệm các sản phẩm đổi mới và khám phá các khái niệm về mỹ phẩm và dinh dưỡng bền vững, mà còn được mở rộng tầm nhìn, trao đổi ý tưởng với những người cùng chí hướng và được truyền cảm hứng từ các chuyên gia hàng đầu. Các món ăn truyền thống với cách chế biến thuần chay, tamari làm từ kiều mạch hoặc đậu Hà Lan, chất làm ngọt thay thế và các khái niệm đóng gói bền vững, sáng tạo. Tại một số gian hàng Khởi nghiệp và Sáng tạo trẻ, khách hàng có cơ hội trực tiếp khám phá các xu hướng trong lĩnh vực hữu cơ và tìm thấy nguồn cảm hứng từ các khái niệm bền vững. Tại Biofach, du khách còn có thể khám phá thực phẩm hữu cơ bằng cả 5 giác quan khi trải nghiệm chất lượng các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận. Không chỉ thưởng thức và nếm thử nhiều loại sản phẩm đa dạng thuần chay, du khách còn có có thể tìm hiểu những điều thú vị về các khái niệm không rác thải và không đóng gói. Dù thời gian diễn ra Biofach 2024 đúng vào dịp Xuân Giáp Thìn tại Việt Nam, nhưng với quyết tâm tiếp tục đưa nông sản hữu cơ đến với thế giới, Việt Nam đã góp mặt tại hội chợ hàng đầu thế giới này năm thứ 7 liên tiếp. Nhiều khách hàng quốc tế quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ của Việt Nam tại Biofach 2024.Bà Đặng Thị Bích Hường, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) dẫn đầu 8 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ thương mại hàng đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ Biofach 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia của VOAA. Tại hội chợ, bà Đỗ Việt Hà, đại diện Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức đã tiếp xúc với các doanh nghiệp, ghi nhận các nỗ lực VOAA trong việc tiếp cận thị trường châu Âu. Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức cũng cho biết sẽ phối hợp và hỗ trợ hết sức để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp muốn tham gia Biofach trong những năm tới. Sản phẩm ống hút cỏ và ống hút tre của doanh nghiệp Greenjoy của Việt Nam tại Biofach 2024.Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam năm nay khá đặc trưng với những mặt hàng lạ được khách hàng quan tâm như: nước tương từ mật hoa dừa, đường từ hoa dừa, giấm hoa dừa (của Sokfarm); ống hút cỏ, ống hút tre cùng một số nông sản hữu cơ như tiêu, quế, hồi, hạt điều... Biofach 2024 quy tụ hơn 3.000 gian hàng tới từ hơn 100 quốc gia, trưng bày các sản phẩm mới nhất, sáng tạo nhất và hướng tới tương lai, góp phần tạo nên một trong những cuộc trưng bày sản phẩm thực phẩm hữu cơ toàn diện nhất. Nguồn: Tin tức Thông Tấn Xã Việt Nam - Các mặt hàng hữu cơ của Việt Nam thu hút sự quan tâm tại Biofach 2024

Xem chi tiết..

19 Feb, 2024 1,146

BÚN CHAO CHAY CÙNG MẬT HOA DỪA SOKFARM

Bún chao chay là món bún nấu theo kiểu Nam bộ, mặc dù là 1 món chay nhưng lại rất giàu vitamin và đủ dinh dưỡng. Vì được nêm nếm cùng mật hoa dừa cô đặc Sokfarm chứa 14 loại axit amin. Bún chao chay mật hoa dừa Sokfarm có vị đậm đà, đặc trưng món ăn Việt.Nguyên liệu:Mật hoa dừa cô đặc Sokfarm 200g khoai môn 4 miếng chao 150g nấm đông cô 1 củ cà rốt Rau ăn kèm (bông súng, hoa chuối, rau muống...) Bún tươi 1 củ sả/riềngHướng dẫn cách nấu:Bước 1: Khoai môn cắt miếng nhỏ cỡ 2 ngón tay. Chiên vàng. Bông súng nhặt sạch, cắt khúc 4cm. Bước 2: Sả lấy phần non. Bằm nhuyễn, xào thơm lên sau đó cho chao vào xào, vừa xào vừa dằm cho miếng chao nát ra, quyện với sả thành 1 hỗn hợp sanh sánh. Cho khoai môn, cà rốt vào đảo vài phút rồi đổ nước vào nấu. Bước 3: Nêm mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm, nêm nếm theo khẩu vị. Nấu tới khi khoai mềm thì cho nấm vào nấu thêm 5-10 phútBước 4: Xếp bún ra tô, cho rau sống ăn kèm lên trên. Rau ăn kèm thì chần qua trong nồi nước dùng rồi vớt ra xếp vào tô. Khi ăn, chan nước dùng vào bún ăn nóng.Bún chao chay được nêm cùng mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm giúp món ăn thêm tròn vị và đảm bảo năng lượng cho bạn cả ngày dài. Vì mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm cung cấp nguồn năng lượng ổn định từ khoáng điện giải tự nhiên, không qua tinh luyện và giàu dinh dưỡng. Mật hoa dừa Sokfarm có chỉ số đường huyết thấp, thích hợp cho người tiểu đường, ăn kiêng và bảo vệ sức khỏe.Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

19 Feb, 2024 1,147

LÒNG CHAY XÀO DƯA CẢI CHUA, NÊM NẾM MẬT HOA DỪA

Lòng chay xào dưa cải chua là món ăn phổ biến với những ai ăn chay, vì món ăn này có nguyên liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất đỗi thơm ngon. Cùng Sokfarm xem qua cách nấu món lòng chay xào dưa cải chua cùng mật hoa dừa cô đặc Sokfarm nhé!Nguyên liệu: Lòng chay Dưa cải chua Hành, tỏi khô Ớt sừng Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm Hướng dẫn: Lòng chay ngâm nước nóng cho nở mềm rồi vớt ra, vắt cho ráo nước. Cho lòng chay vào chần sơ trong nước sôi rồi để ngâm vào nước đá lạnh cho săn lại. Hành, tỏi khô bóc vỏ, băm nhỏ. Dưa cải chua rửa lại với nước. Phi thơm hành tỏi khô vào đảo rồi cho dưa chua vào xào, nêm mật hoa dừa cô đặc. Khi dưa ngấm gia vị thì bạn cho lòng vào xào. Nêm nếm lại lần nữa cho vừa miệng. Rắc thêm chút hạt tiêu xay. Cho ớt sừng thái lát chéo vào xào chén nước tương mật hoa dừa. Món lòng xào dưa chay thơm nức mũi sẽ khiến cả nhà phải tấm tắc khen ngon. Món xào chay có vị dai giòn của lòng chay kết hợp với vị chua thanh của dưa cải, thêm chút mật hoa dừa cô đặc giúp món chay tròn vị, dù là trưa hè nóng nực hay tối mùa đông lạnh giá cũng đều làm người thưởng thức phải tấm tắc. Mật hoa dừa Sokfarm giúp ổn định đường huyết, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho người tiểu đường. Trong 100g mật hoa dừa cô đặc cung cấp 295 calo và GI là 55 (chỉ số đường huyết ở mức thấp). Chưa kể, loại mật hữu cơ này còn rất giàu các khoáng chất như natri, kali, magie và phốt pho. Nhờ ứng dụng công nghệ cô đặc chân không ở nhiệt độ thấp (55 - 60 độ C) nên mật được giữ lại một hàm lượng chất khoáng tốt như vậy. Sản phẩm dùng để thay thế đường công nghiệp. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

19 Feb, 2024 758

SALAD CÀNG CUA HẤP DẪN CÙNG GIẤM MẬT HOA DỪA

Rau càng cua có vị giòn và chua nhẹ, là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu sắt, magie, kali, vitamin C,... nên thường được dùng trong việc giải độc, thanh nhiệt. Salad rau càng cua giấm mật hoa dừa Sokfarm là món phụ dễ chế biến, đầy dinh dưỡng, phù hợp với cả gia đình. Cùng Sokfarm tìm hiểu cách làm salad rau càng cua giấm mật hoa dừa Sokfarm nhé! Nguyên liệuRau càng cua Giấm mật hoa dừa Sokfarm Mật hoa dừa cô đặc SokfarmHướng dẫnĐầu tiên, bạn rửa sạch rau càng cua, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra, rửa lại bằng nước sạch một lần nữa rồi để ráo. Tiếp theo, bạn luộc chín trứng gà trong vòng 5-7 phút, vớt ra, ngâm trong tô nước lạnh để bớt nóng rồi bóc vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn. Công thức pha sốt giấm mật hoa dừa: 2 muỗng giấm mật hoa dừa : 4 muỗng mật hoa dừa cô đặcCuối cùng, bạn rưới đều lên rau càng cua, trộn đều, bày ra dĩa. Vậy là có ngay món salad rau càng cua chua ngọt vừa miệng, giòn rụm. Nêm nếm lại theo khẩu vị nhà bạn nhé!Rau càng cua giòn giòn kết hợp cùng giấm mật hoa dừa tạo nên món ăn đầy bổ dưỡng. Vì giấm mật hoa dừa Sokfarm được lên men tự nhiên trong 6 tháng, chứa axit acetic tự nhiên từ 4-5%, axit acetic tự nhiên này rất tốt cho hệ tiêu hóa (khác hoàn toàn so với axit acetic nhân tạo) và cân bằng dịch vị dạ dày nếu mình dùng ở lượng phù hợp. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

19 Feb, 2024 1,197

LẨU NẤM CHAY NGỌT THANH CÙNG MẬT HOA DỪA TƯƠI

Lẩu nấm chay có mùi thơm đặc trưng, nấm vừa chín tới vẫn giữ được độ ngọt và chất dinh dưỡng trong nấm. Đặc biệt, nước dùng ngọt thanh từ mật hoa dừa tươi giúp món ngon thanh đạm gây thương nhớ. Nguyên liệu: 30g Gừng 100g Cà rốt 50g Củ hành tím Rau tần ô Rau cải thìa Nấm đùi gà Nấm kim châm Nấm đông cô Nấm rơm Tàu hũ ki, tàu hũ 1 lít Mật hoa dừa tươi 30g Đường hoa dừa ¼ thìa cà phê muối Hướng dẫn: Nấu nước dùng: nấu gừng, củ hành tím, cà rốt trong mật hoa dừa tươi để nước dùng được ngọt thanh tròn vị. Thêm xíu đường hoa dừa và muối vào nêm nếm tuỳ khẩu vị. Cho tàu hũ và tất cả nấm vào nồi. Nấu thêm khoảng 5 phút thì bày ra thưởng thức cùng bún hoặc mì chay Mật hoa dừa tươi organic Sokfarm là sản phẩm rất giàu khoáng chất, đặc biệt là Kali, Natri, Magie và Photpho, sản phẩm cung cấp chất điện giải tự nhiên, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cơ thể. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng: trẻ nhỏ, cung cấp năng lượng ổn định cho người tiểu đường, ăn kiêng, ăn chay, chơi thể thao và bảo vệ sức khỏe. Phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

17 Feb, 2024 948

MÌ TRỘN RAU CỦ XỐT MÈ RANG CÙNG BỘ GIA VỊ MẬT HOA DỪA

Mì trộn có nguồn gốc từ Hàn Quốc là món ăn yêu thích của nhiều bạn trẻ. Hôm nay cùng Sokfarm vào bếp làm món mì trộn rau củ xốt mè rang cùng bộ gia vị hữu cơ mật hoa dừa cho những ngày ăn chay nhé. Nguyên liệu: 100g mì chay 50g bông cải xanh 30g ớt chuông đỏ 30g bắp cải tím 30g cà rốt 100g đậu hũ chiên 30g mè rang 15g đậu phộng 4 thìa canh nước ấm Nước tương mật hoa dừa Giấm mật hoa dừa Đường hoa dừaDầu mè Hướng dẫn: Trụng mì vừa chín. Sơ chế, rửa sạch và cắt nhỏ nguyên liệu, luộc mềm bông cải xanh. Pha xốt: Cho 2 thìa canh mè rang, 15g đậu phộng vào cối giã nhuyễn, thêm tiếp 3 thìa canh nước tương mật hoa dừa, 1 thìa cà phê giấm mật hoa dừa, 1 thìa cà phê đường hoa dừa, 4 thìa canh nước ấm Trộn đều hỗn hợp xốt Cho lần lượt mì và tất cả nguyên liệu đã được sơ chế vào tô lớn, rưới phần xốt mè rang, trộn đều và thưởng thức.Bộ gia vị hữu cơ Sokfarm hoàn toàn từ thiên nhiên, không qua tinh luyện và cắt giảm muối, đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế vừa mang nét đặc sắc của gia vị vùng miền.Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..