• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

13 Mar, 2024 1,225

Tạo kết dính cho thanh năng lượng, granola bằng mật hoa dừa

Thanh năng lượng, granola được kết hợp từ nhiều loại hạt và các chất dùng để tạo ngọt cũng như là để tạo sự kết dính. Để tạo ra một sản phẩm thanh năng lượng, granola có vị ngọt mới nhưng vẫn kết dính tốt, chúng ta có thể sử dụng chất tạo ngọt mới để giúp cho thanh năng lượng, granola có ít calo hơn giàu chất dinh dưỡng hơn và vị ngọt tự nhiên hơn từ mật hoa dừa. 1. Thanh năng lượng, granola là gì? Thanh protein Ironbar có thành phần mật hoa dừa là món ăn vặt bổ dưỡng Thanh năng lượng hay granola là sản phẩm được làm từ các loại hạt giàu chất dinh dưỡng, đang được ưa chuộng trên thị trường và được nhiều người biết với những lợi ích như ít calo, hỗ trợ giảm cân và sử dụng thay thế đồ ăn vặt. Ngoài các thành phần hạt được mix với nhau thì thanh năng lượng, granola còn được sử dụng các thành phần tạo ngọt và để góp phần kết dính các loại hạt với nhau. 2. Chất kết dính nào được sử dụng để kết dính thanh năng lượng, granola Thông thường các chất kết dính thường được sử dụng là mật ong, đường đen,…hay các chất tạo ngọt khác cũng góp phần tạo sự kết dính cho thanh năng lượng hay granola. Để tạo ra một sản phẩm thanh năng lượng hay granola tự nhiên hơn có hương vị mới và ít calo hơn, chúng ta có thể sử dụng mật hoa dừa để thay thế mật ong trong quá trình kết dính cũng như tạo vị ngọt tự nhiên cho sản phẩm.Mật hoa dừa được các hãng sản xuất thanh năng lượng tin dùng3. Mật hoa dừa cô đặc là gì Mật hoa dừa cô đặc là sản phẩm được cô đặc chân không ở nhiệt độ thấp từ mật hoa dừa tươi tự nhiên. Mật hoa dừa cô đặc Sokfarm mang lại vị ngọt mới, tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất (Natri, Kali, Magie, Photpho), có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55). Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ USDA, JAS, EU, và ISO22000. Với những điểm mạnh của mật hoa dừa hữu cơ thì sản phẩm rất phù hợp để sản xuất thanh năng lượng, granola. Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm ít calo được hoa hậu Đoàn Thiên Ân ưa chuộngƯu điểm của mật hoa dừa cô đặc Mật hoa dừa cô đặc sokfarm có những ưu điểm sau: Ít calo Vị ngọt thanh, hậu chua nhẹ Mật hoa dừa có màu nâu cánh gián, sánh mịn Thơm hương dừa Có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55) Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, không bổ sung thêm đường Giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất Không sử dụng chất bảo quản và phụ gia Sản phẩm có độ brix 70 – 80 sẽ phù hợp để tạo độ kết dính cho sản phẩm Do sản phẩm được cô đặc chân không ở nhiệt độ thấp 50 – 60oC nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm. Lợi ích khi thay thế thành phần để kết dính trong thanh năng lượng, granola bằng mật hoa dừa sokfarm Ngoài khả năng tạo độ ngọt cho thanh năng lượng, granola thì mật hoa dừa còn có thể tạo độ kết dính cho sản phẩm. Khi thay thế các sản phẩm kết dính khác của thanh năng lượng bằng mật hoa dừa thì mật hoa dừa mang lại những lợi ích cho sản phẩm thanh năng lượng, granola như sau: Ít calo Tạo mùi thơm cho sản phẩm Tạo màu cho sản phẩm Tạo độ kết dính cho sản phẩm nhưng không làm mềm sản phẩm Mật hoa dừa có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55) không làm tăng hàm lượng đường trong máu một cách đột ngột sau khi dùng sẽ phù hợp với người giảm cân và tập thể hình. Giúp cho sản phẩm thanh năng lượng, granola giàu giá trị dinh dưỡng và khoáng chất hơn. Sử dụng mật hoa dừa để thay thế mật ong khi làm thanh năng lượng, granola có thể giảm đi hàm lượng calo nhưng sản phẩm vẫn có vị ngọt thanh và mùi thơm của mật hoa dừa, vẫn giữ được độ kết dính của sản phẩm giúp sản phẩm giòn, ngon hơn. Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..

13 Mar, 2024 1,237

Mật hoa dừa - chất tạo ngọt mới cho sản phẩm healthy từ hạt

Lối sống “ăn sạch - sống khỏe” ngày càng phổ biến. Mọi người chọn sử dụng sản phẩm từ các loại hạt như: granola, thanh năng lượng,... thay vì thức ăn nhanh. Để tăng sự thơm ngon cho các sản phẩm từ hạt, không thể thiếu các chất tạo ngọt, nhưng vẫn phải đảm bảo healthy. Mình sẽ gợi ý bạn vị ngọt mới từ mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm tốt cho sức khỏe. 1. Các chất tạo ngọt cho granola, thanh năng lượng, thanh kẹp hạt,...Tuy có cấu trúc bên ngoài khác nhau nhưng trên cơ bản chúng đều được sản xuất bằng các nguyên liệu tương tự nhau. Đó là các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó, yến mạch,... và nhiều loại hạt dinh dưỡng khác. Thông thường chúng được tạo ngọt bằng mạch nha, mật ong và các loại đường ăn kiêng để tăng hương vị.Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho cơ thể Đường mạch nha và mật ong Đường mạch nha sẽ tạo độ ngọt vừa phải cho bánh nhưng năng lượng so với đường sucrose không thay đổi. Lượng calo trong mật ong thấp hơn so với đường mía nhưng thành phần thường là đường fructose nên có độ ngọt cao nhất và ngọt gắt, tạo cảm giác không healthy và ngấy khi sử dụng lâu dài. Đường ăn kiêng Các loại đường ăn kiêng thường sẽ ít hoặc không có calo nhưng chúng thường được tổng hợp nhân tạo, một số ý kiến cho rằng tuy đường ăn kiêng không gây tăng lượng đường huyết trong máu nhưng chúng làm tăng sự thèm ăn. Đường ăn kiêng có hạn chế đối với một số đối tượng như người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, người bị dị ứng với sulfonamit khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ gây khó thở và phát ban. Tiến sĩ Havovi Chichger (2021) chỉ ra rằng một số chất tạo ngọt nhân tạo như saccharin, sucralose, aspartame có thể làm cho vi khuẩn đường ruột bình thường và khỏe mạnh trở nên gây bệnh. Những loại đường ăn kiêng thường nằm trong bảng thành phần các chất phụ gia nên sẽ có lượng sử dụng tối đa hằng ngày để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Từ đó cho thấy việc sử dụng các loại đường này cần phải hết sức thận trọng để có một cơ thể khỏe mạnh.Nên hạn chế dùng đường nhân tạo để đảm bảo sức khỏe  2. Thay thế bằng chất tạo ngọt hữu cơ mới Mật hoa dừa cô đặc là chất tạo ngọt mới an toàn với sức khỏe. Đây là sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, không chứa thành phần gây dị ứng nên phù hợp cho tất cả mọi người. Chỉ số đường huyết trong mật thấp (GI<55) sẽ không làm ảnh hưởng đến tính healthy của các loại hạt. Năng lượng từ loại mật ngọt này chỉ có 280 kCal/100g thấp hơn đường mía và mật ong.Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm là chất tạo ngọt mới tốt cho sức khỏe  Dùng mật cô đặc cho sản xuất Bên cạnh đó, mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm được chứng nhận hữu cơ quốc tế của Mỹ, Châu Âu, Nhật và Canada nên những nhà sản xuất granola, thanh năng lượng để xuất khẩu cũng có thể yên tâm tạo ngọt cho sản phẩm của mình. Độ ngọt của mật so với đường mía là 80%, tạo cho các sản phẩm granola, thuyền hạt, thanh kẹp hạt,... có độ ngọt thanh không ngán. Vị ngọt của mật cô đặc sẽ không bị giữ lại gây khó chịu ở cuốn họng sau khi ăn. Khoáng trong mật hoa dừa sẽ tạo cho sản phẩm độ mặn nhẹ, hài hòa mà không cần bổ sung thêm muối để điều vị. Doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian nấu caramel vì mật cô đặc là sản phẩm dạng lỏng sánh mịn, màu cánh gián có thể trực tiếp đưa vào sản xuất. Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm chính là lựa chọn hoàn hảo cho các sản phẩm healthy từ hạtMật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm vừa giúp sản phẩm ngon hơn vừa bảo vệ sức khỏe . Hãy thử một lần ăn granola, hay thanh kẹp hạt có sử dụng mật hoa dừa nhất định bạn sẽ không quên được hương vị ngon tuyệt đó.

Xem chi tiết..

12 Mar, 2024 1,109

Công thức bánh trung thu cho người tiểu đường

Vào mỗi dịp trung thu đến mọi người sẽ sum vầy bên nhau với những chiếc bánh trung thu, nhưng lượng đường trong bánh quá cao khiến người bệnh tiểu đường không thể sử dụng. Lựa chọn chất tạo ngọt mới để thay thế đường là một giải pháp được nhiều người lựa chọn.Bánh trung thu truyền thống có hàm lượng đường cao1. Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh trung thu không Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn bánh trung thu nhưng cần hạn chế. Ngay cả người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều quá nhiều bánh trung thu cùng một lúc. Do trong bánh trung thu chứa lượng đường và calo khá cao. Vì thế chúng ta có thể thay đổi một chất tạo ngọt mới có hàm lượng đường thấp và ít calo hơn các loại đường đang được sử dụng trên thị trường. 2. Chất tạo ngọt mới có thể thay thế đường Để có được một chiếc bánh trung thu có lớp vỏ ngoài vàng óng ả, mềm ẩm, ngọt ngào và thời gian bảo quản tốt thì đường là một thành phần rất quan trọng để quyết định những yếu tố trên. Lượng đường trong bánh quá thấp thì bánh sẽ nhanh bị mốc, màu sắc không hấp dẫn,… còn lượng đường quá cao thì bánh sẽ bị ngọt gắt và người bị bệnh tiểu đường không sử dụng được. Đường cát trắng là một trong những gia vị chính của bánh trung thuNgười tiêu dùng có thể chọn một chất tạo ngọt mới có độ ngọt tự nhiên như mật hoa dừa chẳng hạn để thay thế đường trong bánh trung thu. Mật hoa dừa đem đến cho bánh vị ngọt thanh tự nhiên nhưng cũng không ảnh hưởng đến cấu trúc và hình dạng, màu sắc của bánh.Ưu điểm của Mật hoa dừa cô đặc Organic SokfarmÍt calo Chỉ số đường huyết đường huyết thấp (GI ≤ 55) Mật hoa dừa có màu nâu cánh gián, sánh mịn Vị ngọt thanh và hậu chua nhẹ Mùi thơm hương dừa Sản phẩm thiên nhiên và được cô đặc ở nhiệt độ thấp Không chứa phụ gia và chất bảo quản Vị ngọt tự nhiên, không bổ sung đường Mật hoa dừa là sản phẩm lành tính Giàu dinh dưỡng và khoáng chất Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về hữu cơ như USDA, JAS, EU, và ISO22000.Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm là chất tạo ngọt mới, tốt cho người tiểu đường Lợi ích của việc thay đổi chất tạo ngọt mới Khi thay thế đường cát trắng bằng mặt hoa dừa cô đặc trong bánh trung thu sẽ mang đến cho chúng ta một số lợi ích như sau: Ít calo không những người tiểu đường sử dụng được mà người ăn kiêng cũng có thể ăn được.Tạo vị ngọt thanh cho bánh trung thu Tạo màu cho bánh trung thu Giúp ổn định cấu trúc: vỏ bánh mềm, không bị khô Người tiểu đường có thể sử dụng nhưng không lo ngại đến việc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì mật hoa dừa cô đặc có chỉ số đường huyết thấp (GI ≤ 55), không làm tăng lượng đường huyết quá nhanh, quá đột ngột sau khi ăn. Mật hoa dừa được cô đặc chân không ở nhiệt độ thấp nên vẫn giữ được các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong sản phẩm. Bổ sung dinh dưỡng và chất khoáng thiết yếu cho sản phẩm bánh trung thu Ngoài ra, khi sử dụng mật cô đặc còn giúp tiết kiệm thời gian để nấu nước đường khi làm bánh. Vì mật hoa dừa cô đặc có độ brix là 77 sẽ tiết kiệm được thời gian nấu nước đường và đợi nước đường nguội. 3. Chất tạo ngọt mới được thay thế ở công đoạn nào Khi làm vỏ và nhân bánh trung thu thay vì sử dụng nước đường để nhào trộn vỏ bánh và sên nhân bánh thì chúng ta thay thế bằng mật hoa dừa cô đặc sẽ giúp cho bánh có vị ngọt thanh không bị ngọt gắt, ít calo và người tiểu đường có thể ăn được nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, còn làm cho vỏ bánh có màu vàng đẹp mắt và làm dậy lên mùi thơm của bánh trung thu. Bên cạnh việc thay thế đường cát trắng trong làm bánh trung thu, bạn còn có thể dùng mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm như một gia vị nấu ăn hằng ngày. Vì loại mật hữu cơ này rất giàu các khoáng chất như natri, kali, magie và phốt pho. Tác giả: Sokfarm 

Xem chi tiết..

09 Mar, 2024 1,357

Mật hoa dừa giúp ổn định đường huyết, huyết áp như thế nào?

Các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch… ngày càng phổ biến. Cùng với xu hướng gia tăng của các bệnh mãn tính không lây, người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm tạo ngọt thay thế đường tinh luyện để giúp ổn định đường huyết, huyết áp. Trong công cuộc tìm kiếm các phương pháp tự nhiên giúp ổn định đường máu, huyết áp, mật hoa dừa và các sản phẩm từ mật hoa dừa đã trở thành một ứng cử viên sáng giá.  1. Tại sao ổn định đường huyết ở người đái tháo đường lại quan trọng? Ở những người bị đái tháo đường, việc điều chỉnh đường máu của cơ thể bị rối loạn. Do đó, đường máu của họ có thể dao động nhiều nếu không có một chế độ ăn hợp lý. Đường máu dao động nhiều sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu đường máu thường xuyên tăng cao sẽ khiến bạn gặp nhiều biến chứng như tổn thương mắt, thận, dây thần kinh, các mạch máu lớn… kéo theo đó là một loạt các bệnh lý như bệnh võng mạc mắt gây mờ mắt, thậm chí mù lòa, suy thận, xơ vừa động mạch, đột quỵ… Nếu đường máu hạ quá thấp, bạn có thể bị hạ đường huyết – một biến chứng cấp tính của đái tháo đường. Biểu hiện của tình trạng này là mệt mỏi, run tay chân, đói lả, vã mồ hôi, tim đập nhanh. Trong trường hợp đường máu hạ quá sâu mà không được xử lí kịp thời, người bệnh có thể rơi vào hôn mê, tổn thương não không hồi phục, thậm chí là tử vong.Đái tháo đường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm  Do đó, việc ổn định đường máu, hay ổn định năng lượng ở người đái tháo đường là cực kỳ quan trọng. 2. Mật hoa dừa Organic Sokfarm giúp ổn định đường huyết như thế nào? Như đã nói ở trên, việc ổn định đường máu cho người bị đái tháo đường là mấu chốt giúp hạn chế các biến chứng do bệnh lý này gây ra, cũng như người bệnh sẽ có một cuộc sống chất lượng hơn. Và để làm được điều này thì chúng ta sẽ ưu tiên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp. Chỉ số GI (Glycemic index) là một chỉ số phản ánh khả năng làm tăng đường máu sau khi ăn của một loại thực phẩm. GI của thực phẩm cao tức khi ăn thực phẩm đó, đường máu của bạn sẽ tăng rất nhanh và cao, cũng như hạ nhanh và sâu khi xa bữa ăn. Ngược lại, GI thấp thì đường máu sẽ tăng từ từ và cũng giảm từ từ, điều này rất có lợi cho sức khỏe. Người bệnh đái tháo đường, thậm chí là ngay cả người bình thường nên ưu tiên chọn lựa các sản phẩm có chỉ số GI thấp để giúp ổn định đường máu. Các loại chất làm ngọt phổ biến hiện nay như đường tinh luyện có chỉ số GI khoảng 85, hay mật ong có GI trung bình là 60 (GI có thể thay đổi tùy từng loại mật ong, có loại có thể lên đến hơn 100) … đều có GI từ trung bình đến cao. Một giải pháp mới cho những người thích vị ngọt đó là hoa mật dừa Organic Sokfarm với GI chỉ có 55, thuộc ngưỡng thấp, rất phù hợp để lựa chọn với mục đích ổn định đường huyết. 3. Tác dụng ổn định huyết áp của mật hoa dừa Organic Sokfarm Không chỉ ổn định đường máu, mật hoa dừa cô đặc và đường hoa dừa Organic Sokfarm còn giúp ổn định huyết áp. Trong thành phần của mật hoa dừa không chỉ có đường đơn thuần mà còn có các khoáng chất như kali, magie. Hai loại khoáng chất này đã được chứng minh giúp hỗ trợ giảm huyết áp ở cả những người tăng huyết áp và người có mức huyết áp bình thường. Bên cạnh đó, một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp đó là lượng natri trong chế độ ăn. Hầu hết hiện nay, các loại gia vị như muối, bột canh, bột ngọt, hạt nêm… cũng như các thực phẩm chế biến sẵn đều chứa rất nhiều natri khiến tổng lượng natri hàng ngày bạn ăn vào dễ dàng vượt quá mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 2000mg/ngày. Mật hoa dừa cô đặc và nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm cũng đáp ứng được tiêu chí cắt giảmhàm lượng natri (chỉ có khoảng 0.25g trong một muỗng 5ml nước tương). Có thể thấy, mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm là một lựa chọn lành mạnh cho mục tiêu ổn định đường huyết, huyết áp, bảo vệ sức khỏe. Nguồn tham khảo: researchgate.net  

Xem chi tiết..

09 Mar, 2024 1,366

Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo

Chất tạo ngọt nhân tạo là chủ đề tranh luận của nhiều người, từ người tiêu dùng cho đến nhà nghiên cứu. Một mặt, chúng được cho là làm tăng nguy cơ bệnh ung thư, gây hại cho lượng đường trong máu và sức khỏe đường ruột. Mặt khác, nhiều cơ quan y tế cho rằng chúng an toàn và có khả năng giúp nhiều người giảm lượng đường trong máu, giảm cân. Tuy nhiên, một hướng dẫn mới gần đây của WHO đã bác bỏ điều này. Thực hư ra sao? Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo? Hãy cùng tìm hiểu với Sokfarm xem, liệu mật hoa dừa cô đặc organic Sokfarm với vị ngọt tự nhiên có thể trở thành giải pháp thay thế cho chất tạo ngọt nhân tạo không nhé! 1. Sơ lược về chất tạo ngọt nhân tạo Chất tạo ngọt nhân tạo là gì? Chúng có ở đâu? Là những chất làm ngọt, chứa ít hoặc không chứa carb (ít sinh ra calo), thường được thay thế đường để làm ngọt cho thực phẩm và đồ uống. Chúng có trong các sản phẩm như nước ngọt, món tráng miệng, thức ăn sẵn, bánh ngọt, kẹo, kẹo cao su,... Có thể bạn đã từng gặp qua chúng với những tên gọi như aspartame (E951), acesulfame K (E950), erythritol (E968), saccharin (E954), sorbitol (E420), steviol glycoside (E960), sucralose (E955), xylitol (E967),... 2. Hướng dẫn mới từ WHO Vào ngày 15/05/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành một hướng dẫn mới về việc khuyến cáo không nên sử dụng chất làm ngọt không phải đường (non-sugar sweeteners) để kiểm soát cân nặng. Khuyến cáo này dựa trên kết quả đánh giá có hệ thống, rằng việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo không mang lại bất kỳ lợi ích dài lâu nào trong việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn và cả trẻ em. Kết quả này còn cho thấy tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo về lâu dài như tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và tử vong ở người lớn. Khuyến cáo này áp dụng cho tất cả mọi người ngoại trừ những người mắc bệnh tiểu đường từ trước và bao gồm tất cả các chất làm ngọt nhân tạo có trong thực phẩm và đồ uống. Các chất tạo ngọt phổ biến đó bao gồm acesulfame K, aspartame, cyclamate, neotame, advantame, saccharin, sucralose, stevia và các dẫn xuất stevia. 3. Giải pháp nào cho chất tạo ngọt nhân tạo? Ông Francesco cho biết, chất tạo ngọt nhân tạo không giúp kiểm soát cân nặng về lâu dài và chúng cũng không phải là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn. Do đó, chúng ta cần xem xét các cách khác để giảm lượng đường này.Francesco Branca: Giám đốc Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHOMột là nên giảm dần đồ ngọt trong chế độ ăn uống, bắt đầu từ sớm để cải thiện sức khỏe của mình. Việc giảm hoàn toàn là tốt nhất nhưng không phải ai cũng có thể đạt được, vậy nên hãy giảm đến mức tối thiểu mà cơ thể bạn mong muốn. Mỗi ngày một chút cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái. Hai là hướng đến các chất làm ngọt tự nhiên để thay thế dần chất tạo ngọt nhân tạo, chẳng hạn những nguồn đường hữu cơ, từ tự nhiên như mật hoa dừa, mật ong, thốt nốt, mía (đường thô),... Năm 2013, FAO đã báo cáo rằng mật hoa dừa là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới. Mật hoa dừa là chất tạo ngọt bền vững nhất thế giới dựa trên 3 yếu tố: cải thiện kế sinh nhai, phù hợp với biến đổi khí hậu và tính bền vững của xu thế tiêu dùng. Từ một diện tích giống nhau, cây dừa có thể cho lượng đường cao hơn từ 50 -70% so với cây mía. Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm là một chất làm ngọt tự nhiên dựa trên đường sucrose, được sản xuất từ hoa dừa thông qua quá trình thu thủ công. Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm có vị ngọt thanh, không gắt, và có chỉ số đường huyết (GI: Glycemic Index) thấp.So với chất tạo ngọt nhân tạo, mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm vẫn chứa một lượng calo, khoảng 45 calories cho 1 muỗng (5g) mật hoa dừa.Nguồn tham khảo: healthline.com 

Xem chi tiết..

09 Mar, 2024 1,350

Đường ăn kiêng và những điều bạn cần nên biết

hững quảng cáo về đường ăn kiêng chắc không còn quá xa lạ. Nào là đường ăn kiêng “0 calo” giúp giảm cân, giữ dáng, đủ dinh dưỡng... đường ăn kiêng có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho sức khỏe,... Nhưng chúng ta đã thật sự hiểu rõ về đường ăn kiêng hay chưa? 1. Đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng là chất tạo ngọt được sử dụng để thay thế cho đường và thường được dùng cho những người ăn kiêng nên có tên là “đường ăn kiêng”. Các loại đường này chứa ít hoặc thậm chí là không chứa calo, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đã đủ tạo nên vị ngọt cho món ăn. 2. Phân nhóm đường ăn kiêng?Vì bản chất là chất tạo ngọt nên chúng được phân thành 2 nhóm: chất tạo ngọt dinh dưỡng và chất tạo ngọt không dinh dưỡng. Chất tạo ngọt dinh dưỡng: có chứa calo, ít carb, một vài khoáng chất cùng vitamin và có nguồn gốc tự nhiên như mật hoa dừa, mật ong, siro cây phong, đường bắp,... Chúng cũng bao gồm những loại rượu đường (sugar alcohol) như xylitol và erythritol vì được cho là thân thiện với người bệnh đái tháo đường (do không làm tăng lượng đường trong máu hay ảnh hưởng đến hormone insulin).Chất tạo ngọt không dinh dưỡng: không có calo và không có carb, nó cũng có ở tự nhiên như đường la hán quả (monk fruit), đường cỏ ngọt (stevia). Ngoài ra, nhóm này còn có những chất tạo ngọt nhân tạo như sucralose và aspartame.3. Lợi điểm về sức khỏe của đường ăn kiêng Hữu ích cho người bệnh đái tháo đườngNhững người mắc bệnh thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Việc hạn chế lượng đường ăn vào bằng cách thay thế đường ăn kiêng giúp họ cũng có thể tận hưởng một chế độ ăn uống đa dạng. Một số chất thay thế đường giải phóng năng lượng nhưng được chuyển hóa chậm hơn, cho phép lượng đường trong máu duy trì ổn định hơn theo thời gian. Hỗ trợ giảm cânMột số người chọn cách hạn chế lượng năng lượng từ thực phẩm bằng việc dùng những loại đường ít calo như mật hoa dừa thay cho các loại đường thông thường. Điều này cho phép họ ăn những loại thực phẩm giống như bình thường nhưng vẫn kiểm soát được cân nặng và tránh các vấn đề khác liên quan đến việc nạp quá nhiều calo. Giảm tình trạng hạ đường huyết phản ứngTình trạng lượng đường trong máu giảm thấp xảy ra sau khi ăn được gọi là hạ đường huyết phản ứng. Người bị hạ đường huyết phản ứng sẽ sản xuất dư thừa insulin sau khi hấp thụ nhanh glucose vào máu. Điều này khiến lượng đường trong máu của họ giảm xuống dưới mức cần thiết cho chức năng sinh lý. Do đó, giống như bệnh nhân đái tháo đường, họ phải tránh ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng và thường chọn chất làm ngọt nhân tạo để thay thế. Ngăn ngừa sâu răngNhững loại đường ăn kiêng ít hoặc không chứa carb giúp làm giảm và ngăn ngừa đáng kể tình trạng sâu răng. Bởi chúng làm hạn chế hoặc tránh được sự lên men của hệ vi sinh vật ở miệng. 4. Những bất lợi từ đường ăn kiêng đối với sức khỏe Vấn đề về dinh dưỡngDù một vài loại đường ăn kiêng có nguồn gốc tự nhiên và chứa một số khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe nhưng chúng vẫn chưa đủ. Do đó, không nên cho rằng có thể nạp đủ lượng khoáng chất và vitamin từ những loại đường này và cũng như thay thế chúng cho những thực phẩm thiết yếu khác. Tính an toànCòn nhiều tranh cãi đang diễn ra về việc liệu việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có gây ra rủi ro cho sức khỏe hay không. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những tác dụng phụ của chúng trong một vài thí nghiệm. Vì vậy, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn các loại đường ăn kiêng có nguồn gốc nhân tạo. 5. Tóm tắt và lời khuyên Khi lựa chọn các sản phẩm thay thế đường, bạn phải là người tiêu dùng thông thái. Đường ăn kiêng có thể giúp kiểm soát cân nặng. Nhưng chúng không phải là liều thuốc thần kỳ và chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Cho dù bạn chọn chất làm ngọt nào thì số lượng mới là vấn đề thực sự. Những loại đường có nguồn gốc tự nhiên vẫn được đánh giá là an toàn cho sức khỏe hơn. Chẳng hạn như đường hoa dừa và mật hoa Sokfarm là những chất tạo ngọt tự nhiên, có thể thay thế cho những loại đường ăn kiêng kém dinh dưỡng và đường tinh luyện. ​Mật hoa dừa là vị ngọt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55) phù hợp cho các món healthy, đồ ăn cho người ăn eatclean.Đường hoa dừa organic Sokfarm có vị ngọt 100% tự nhiên từ hoa dừa, chỉ số đường huyết thấp (GI < 41), là vị ngọt thay thế đường tinh luyện và mật ong. Được chế biến ở nhiệt độ thấp, Đường hoa dừa organic Sokfarm là ĐƯỜNG KHÔNG TÁCH MẬT, giàu khoáng chất tự nhiên, giữ lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu polyphenol và chất chống oxy hoá. Đường hoa dừa Organic Sokfarm có thể dùng chung cùng cà phê thay cho đường ăn kiêngNguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov  

Xem chi tiết..

06 Mar, 2024 1,579

Những chất ngọt tự nhiên dành cho người giảm cân

Theo các chuyên gia, người mong muốn giảm cân nên lựa chọn thực phẩm ít calo và chỉ số GI thấp, hạn chế đồ ngọt. Điều này khiến những tín đồ hảo ngọt sẽ cảm thấy bức bối nếu trong các món ăn thiếu đi vị ngọt ngào. Giảm cân là quá trình lâu dài, việc phải bỏ đi những thói quen, sở thích trong ăn uống có thể sẽ khiến bản thân họ trầm cảm, stress. Lựa chọn đường ăn kiêng có thật sự là một giải pháp an toàn không khi gần đây Tổ chức Y tế thế giới thông báo rằng đường ăn kiêng aspartame có nguy cơ gây ung thư? Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những chất làm ngọt hoàn toàn từ tự nhiên, vẫn đảm bảo an toàn, lành mạnh, phù hợp với người giảm cân. 1. Mật ong Mật ong có vị ngọt đậm nên chỉ cần một lượng mật ong nhỏ cũng có thể đủ làm ngọt thức ăn và đồ uống. Mật ong cũng rất giàu chất chống oxy hóa như như axit phenolic và flavonoid, chứa một số vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, kali và có đặc tính kháng khuẩn. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bắt đầu một ngày mới với một cốc mật ong chanh sẽ giúp bạn có thêm năng lượng, một cơ thể dẻo dai, năng động hơn để tập luyện thể dục. Mật ong còn được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, vừa tăng thêm hương vị, vừa bổ sung thêm các dưỡng chất. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng vì bản chất của mật ong cũng là đường, vẫn tạo ra calo, và vẫn làm tăng đường huyết sau khi ăn mặc dù có chỉ số đường huyết GI thấp hơn đường tinh luyện. 2. La hán Trong Đông y, quả la hán là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng tốt cho phổi và đại tràng. Vị ngọt của quả la hán gấp 150-200 lần so với đường. Nó không chứa các chất như carbohydrate, chất béo, chất đạm nên không sinh năng lượng và không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Đây quả là một chất tạo ngọt tự nhiên tuyệt vời dành cho người giảm cân. Tuy nhiên, với mùi vị đặc trưng nên quả la hán không được áp dụng trong nhiều món ăn, mà chủ yếu là nguyên liệu tạo ngọt trong các món nước, trà giải khát. 3. Đường cỏ ngọt Đường cỏ ngọt có độ ngọt gấp 200-300 lần so với đường kính. Đường cỏ ngọt thường được đóng gói và bán trên thị trường với tên là chất làm ngọt Stevia. Cỏ ngọt không chứa calo, và thường không làm tăng lượng đường trong máu, đây là lựa chọn tốt cho những người đang cố gắng giảm cân. Tuy nhiên các loại đường cỏ ngọt được bán trên thị trường thường được bổ sung thêm các chất phụ gia, điều này khó đảm bảo được tính an toàn của sản phẩm. Ngoài ra, đường cỏ ngọt có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn và đầy hơi. Chúng có dư vị hơi đắng nên nhiều người không lựa chọn. 4. Mật hoa dừa Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm có vị ngọt thanh, thơm nhẹ. Đặc biệt mật hoa dừa có chỉ số đường huyết thấp (GI

Xem chi tiết..

06 Mar, 2024 1,494

Lợi ích sức khỏe mà thực phẩm hữu cơ mang lại

Thực phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Người ta cho rằng thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, tốt cho sức khỏe và mùi vị thơm ngon hơn so với những thực phẩm được nuôi trồng thông thường. Vậy thực phẩm hữu cơ là gì và giá trị của nó mang lại cho sức khỏe của chúng ta như thế nào mà ngày nay nhiều người tin dùng đến vậy? 1. Thực phẩm hữu cơ là gì? Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm thực phẩm hữu cơ. Từ "hữu cơ" có nghĩa là cách nông dân trồng trọt và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Những sản phẩm này bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, và thịt. Các sản phẩm hữu cơ đã qua chế biến cũng có sẵn, chẳng hạn như nước ngọt, bánh quy và các sản phẩm thay thế thịt. Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng tuân thủ theo nguyên tắc: Không phân bón nhân tạo Không thuốc trừ sâu tổng hợp, hóa chất bảo vệ thực vật Không sử dụng bức xạ (chiếu xạ) để bảo quản thực phẩm hoặc để loại bỏ bệnh tật hoặc sâu bệnh Không thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng Không biến đổi gen (GMO) Thức ăn cho vật nuôi cần có nguồn gốc hữu cơ Không có phụ gia thực phẩm nhân tạo. Điều này bao gồm chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu và bột ngọt (MSG). Vì vậy, cây trồng hữu cơ sử dụng phân bón tự nhiên như phân chuồng, ủ rơm, bã, vỏ thực phẩm, còn động vật được nuôi theo phương pháp hữu cơ không được dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng. Do không sử dụng sản phẩm hóa học nên nuôi trồng thực phẩm hữu cơ còn giúp cải thiện chất lượng đất và bảo đảm nguồn nước ngầm, giảm ô nhiễm môi trường. 2. Thực phẩm hữu cơ có lợi ích gì? Thực phẩm hữu cơ giàu chất dinh dưỡng hơn Khi so sánh hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ và thực phẩm nuôi trồng bằng cách thông thường cho thấy kết quả khác nhau như hàm lượng chất chống oxy hóa, một số vi chất dinh dưỡng dồi dào hơn như vitamin C, kẽm và sắt. Cây trồng hữu cơ không dựa vào thuốc xịt thuốc trừ sâu hóa học để tự bảo vệ mình. Thay vào đó, chúng tự sản sinh ra nhiều hợp chất bảo vệ hơn, cụ thể là chất chống oxy hóa. Điều này có thể phần nào giải thích hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trong những loại cây này. Mức độ chống oxy hóa của những cây trồng hữu cơ có thể cao hơn tới 69% so với thực phẩm thông thường. Hơn nữa, một nghiên cứu khác còn cho thấy việc thay thế trái cây, rau và ngũ cốc thông thường bằng loại hữu cơ có thể cung cấp thêm chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn, tương đương với việc ăn thêm 1–2 phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Thực phẩm hữu cơ làm giảm nguy cơ mắc ung thư Cây trồng hữu cơ cũng đã được chứng minh là có hàm lượng nitrat thấp hơn, chỉ bằng 30% so với thực phẩm thông thường. Nồng độ nitrat trong thực phẩm được biết đến là có nguy cơ làm tăng khả năng mắc một số loại ung thư hơn. Thực phẩm hữu cơ cung cấp chất béo tốt Thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ động vật được cho là cung cấp nhiều chất béo tốt omega 3 hơn so với thực phẩm thông thường. Sữa hữu cơ và các sản phẩm từ sữa chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn, đồng thời lượng sắt, vitamin E và một số chất chống oxy hóa như carotenoids cao hơn một chút so với sữa thông thường. Hàm lượng omega 3 trong thịt hữu cơ cao hơn và hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn một chút so với thịt thông thường. Việc bổ sung nhiều axit béo tốt omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, viêm nhiễm. Thực phẩm hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm Ngày này, nhiều người lo ngại khi mua thực phẩm vì vấn đề sử dụng các hóa chất nhân tạo tràn lan khi nuôi trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy nhiều người chọn mua thực phẩm hữu cơ để tránh hóa chất nhân tạo như phân bón tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hormon,... Một nghiên cứu cho thấy hàm lượng cadmium, một kim loại trong sản phẩm hữu cơ thấp hơn 48%. Ngoài ra, dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong thực phẩm trồng thông thường gấp 4 lần so với thực phẩm hữu cơ. Khi nhắc đến thực phẩm hữu cơ không thể không nhắc đến Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm. Sokfarm đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế (EU, USDA, JAS, CANADA ORGANIC) từ vùng nguyên liệu đến nhà máy sản xuất, ứng dụng canh tác hữu cơ để đảm bảo sản phẩm an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. Các sản phẩm hữu cơ từ mật hoa dừa Sokfarm như mật hoa dừa cô đặc, nước tương mật hoa dừa, đường hoa dừa, giấm mật hoa dừa là những sản phẩm tốt cho sức khỏe đáng để lựa chọn. 3. Kết luận Có thể nói, tiêu thụ thực phẩm hữu cơ có thể làm giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất nhân tạo, các hormone tăng trưởng và vi khuẩn kháng kháng sinh. Bên cạnh đó còn được bổ sung một nguồn dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên, do khắt khe trong việc nuôi trồng nên thực phẩm hữu cơ có thể đắt hơn nên không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Vì vậy, có nên mua sản phẩm hữu cơ hay không là lựa chọn cũng như sở thích của tùy từng người. Nguồn tham khảo: mayoclinic.org  

Xem chi tiết..

06 Mar, 2024 3,318

Các chất điều vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Món ăn không chỉ đẹp từ hình thức, tốt từ chất lượng mà cần phải ngon từ hương vị thì mới tiếp cận được đến nhiều người tiêu dùng. Hương vị làm cho những món ăn trở nên đậm đà và ngon hơn. Do đó, người ta đã nghiên cứu và sử dụng các chất điều vị để bổ sung vào nhiều loại thực phẩm trong công nghiệp. 1. Chất điều vị là gì? Theo Bộ Y tế định nghĩa, chất điều vị là “phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích tăng hương vị của các sản phẩm thực phẩm”. Các chất này thường được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Những chất điều vị phổ biến và thường gặp như bột ngọt, hạt nêm, bột canh,... Ngoài ra còn có nhiều loại chất điều vị khác và được quy định bằng các mã số để dễ quản lý, thay cho những tên gọi phức tạp. 2. Có những chất điều vị nào? Chúng thường có ở đâu? Hiện nay, có 21 chất điều vị được sử dụng trong chế biến thực phẩm, được đặt tên theo các mã số Quốc tế từ 620 đến 640. Theo Bộ Y tế quy định, các chất này phải được ghi rõ tên hoặc mã số lên bao bì của sản phẩm có chứa chúng. Một vài chất điều vị thường gặp: E621 - Monosodium glutamate (MSG): hay thường gọi là bột ngọt. Chất điều vị này không những được dùng trong công nghiệp mà còn rất phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày của mọi nhà. Nhiều người hay lầm tưởng chúng là gia vị nhưng thực ra, đây là một loại chất điều vị. Chất này làm tăng vị umami trong thực phẩm giàu protein như thịt và cá. Với những người không thích ăn uống, một lượng nhỏ chất điều vị sẽ làm họ cảm thấy món ăn có phần ngon hơn. Tuy nhiên, MSG có thể gây dị ứng với một số người nên hãy lưu ý với các sản phẩm chứa MSG nếu bạn có cơ thể hơi nhạy cảm. E622 - Monokali glutamat: là muối kali và axit của axit glutamic. Nó là một trong những chất điều vị không chứa natri. E623 - Canxi glutamate (CDG): ngoài vai trò chất tăng hương vị, CDG còn được sử dụng như một phương pháp điều trị sơ cứu khi không may phải tiếp xúc với axit hydrofluoric (HF). E626 - Axit Guanylic: giống như bột ngọt, E626 cũng làm tăng vị umami. Và còn là một trong những chất tăng cường hương vị đắt tiền. E627 - Dinatri guanylat: được chiết xuất từ cá khô hoặc rong biển khô và được sử dụng trong mì ăn liền, khoai tây chiên, thịt ướp muối, súp đóng gói và rau củ thái mỏng.E630 Inosinic acid: có thể tạo ra từ thịt hoặc cá (cá mòi). Được sử dụng trong các loại thức uống protein, chế phẩm bổ sung và như một chất tạo ngọt trong các loại bánh mì.Các chất điều vị thường có trong các loại gia vị như nước tương, nước mắm, các loại nước sốt dùng để ướp, tương ớt, tương cà, bột nêm, hạt nêm, bột ngọt, bột canh,... Chỉ cần xem qua bảng thành phần và để ý những ký hiệu mã số bên trên là bạn đã có thể nhận diện chúng. 3. Chất điều vị có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Chất điều vị có vai trò chính là làm món ăn có hương vị thơm ngon hơn. Trước khi đến tay người tiêu dùng, các chất điều vị này đều phải trải qua quá trình kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt và kỹ lưỡng để đảm bảo mức độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, nhóm chất này hoàn toàn không chứa bất kỳ dưỡng chất nào, nếu quá lạm dụng chúng hay dùng quá liều lượng cho phép trong một khoảng thời gian sẽ có khả năng gây hại đến sức khỏe. Nếu bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh thì việc sử dụng những sản phẩm có chất điều vị sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và hứng thú với thức ăn nhiều hơn. Một lượng ít chất điều vị sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu bạn có một cơ thể nhạy cảm hay không may bạn đang bị bệnh, hãy cố gắng hạn chế những sản phẩm có chứa chất điều vị. Thay vào đó nên hướng đến các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ. 4. Lời khuyên hữu ích Chọn các thương hiệu lớn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng, siêu thị uy tín. Đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi muốn mua sản phẩm đó. Ưu tiên những sản phẩm có vị umami tự nhiên như vị umami có trong nước tương mật hoa dừa, chứa càng ít hoặc không chứa các chất phụ gia càng tốt.Nước tương mật hoa dừa Organic Sokfarm không chất điều vịNguồn tham khảo: foodadditivesworld.com 

Xem chi tiết..

06 Mar, 2024 963

Người bệnh đái tháo đường nên ăn như thế nào?

Theo số liệu từ Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường thật sự là một "kẻ giết người thầm lặng," đặc biệt khi nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn, điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và đưa bệnh trở thành một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, có khoảng 5,3 triệu người mắc bệnh tiền đái tháo đường, và 2/3 số người này (chiếm 70%) có nguy cơ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao. Đái tháo đường, thường được gọi là tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, được đặc trưng bởi sự tăng đường máu do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, dẫn đến một loạt các rối loạn chuyển hóa. Rối loạn chuyển hoá glucid, đặc biệt là tăng glucose máu và xuất hiện glucose trong nước tiểu, là một trong những biểu hiện chính của bệnh. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt mức đường huyết, duy trì trọng lượng cơ thể, và đảm bảo có đủ sức khỏe để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh và việc duy trì hoạt động thể chất đều giúp bạn:Giữ được mức đường huyết, huyết áp, và cholesterol ở mức mục tiêu, làm giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường.Giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường, bảo vệ cơ thể khỏi tác động tiêu cực của bệnh. Cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo cảm giác khỏe mạnh, năng động hơn, giúp bạn có thêm nhiều năng lượng để tham gia vào cuộc sống hàng ngày. 1. Đích đường huyết cần đạt cho bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) Để duy trì được đích đường huyết trên bạn cần phối hợp 3 phương pháp sau: Chế độ ăn hợp lý Vận động thể lực Dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ Trong đó chế độ dinh dưỡng có thể nói là chìa khóa để kiểm soát tình trạng bệnh. Người bệnh đái tháo đường nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng theo các nguyên tắc: Đủ các bữa ăn: 3 cử chính và có thể thêm 1 - 3 cử phụ (tùy theo yêu cầu của bác sĩ) và các bữa phụ có thể là sữa dành cho người đái tháo đường. Nạp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, vitamin và chất xơ) Cân đối lượng gram các chất dinh dưỡng Lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho bệnh ĐTĐ 2. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân ĐTĐ Hãy xem xét nhu cầu calo của bạn thông qua việc chọn các thực phẩm bổ dưỡng. Lựa chọn các nguồn carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá và chất béo "tốt" để đảm bảo bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. a) Chất bột đường Để kiểm soát đường huyết, bạn nên hạn chế các loại đường đơn hấp thu nhanh và ưu tiên lựa chọn loại đường phức - loại đường này sẽ hấp thu đường chậm và gây no lâu. Đường huyết tăng cao sau khi ăn và không được chuyển hoá để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thay vào đó, chọn các loại chất bột đường hấp thu chậm, giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen và khoai củ. Tránh thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo và nước ngọt. Tỷ lệ năng lượng từ chất bột đường nên đạt khoảng 55% - 65% tổng số năng lượng khẩu phần. b) Chất đạm Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, hạt vừng, đậu, và đỗ giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tỷ lệ năng lượng từ chất đạm nên đạt 15% - 20% tổng số năng lượng khẩu phần. Tuy nhiên, đối với người đái tháo đường kèm theo biến chứng suy chức năng thận việc bổ sung đạm trên nền bệnh lý này nên chỉ từ 0,6g - 0,8g/kg/ ngày. Do vậy, trong chế độ ăn hằng ngày bạn hãy cân bằng và đa dạng hoá các loại thức ăn. c) Chất béo Trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng chất béo nên nạp từ 20% - 30% tổng năng lượng khẩu phần. Bạn nên hạn chế chất béo từ động vật như: mỡ, da, nội tạng, …, vì chúng chứa nhiều acid béo bão hoà gây ảnh hưởng đến chức năng tim mạch của bạn. Thay vào đó, hãy ăn các chất béo chứa acid béo không bão hòa trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu ô liu, dầu hạt lạc, dầu đậu nành và dầu hướng dương. d) Chất xơ Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lượng chất xơ cần nạp vào trong cơ thể từ 20g - 25g, mỗi người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít nhất 15 gram chất xơ mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng kiểm soát đường huyết, vì chúng giúp giảm sự tăng đường huyết sau khi ăn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm gạo lứt, táo, chuối, lê, dâu tây, cà rốt, và khoai lang, … e) Chất khoáng và vitamin Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là một phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của những người mắc bệnh đái tháo đường. Thường xuyên tuân thủ các chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất quan trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chẳng hạn, một chế độ ăn thiếu mỡ có thể khiến cơ thể khó hấp thu các loại vitamin quan trọng như vitamin A, D, K, và E. Trong khi đó, việc dùng thuốc metformin trong điều trị dài ngày có thể dẫn đến thiếu vitamin B12 và B9 do ức chế quá trình hấp thu ở dạ dày. Tuy nhiên, không chỉ việc kiêng ăn mà cả việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể gây thiếu hụt canxi và sắt. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần phải thận trọng lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn hàng ngày. 3. Các loại thực phẩm khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cân đối và lựa chọn các loại thực phẩm cụ thể để kiểm soát mức đường huyết. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm thường được khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường: Rau xanh: Rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi, cải xoong, rau bina, và rau cải ngồng là nguồn cung cấp chất xơ cao và có ích cho việc kiểm soát đường huyết. Đặc biệt, lựa chọn các thức ăn giàu chất xơ giúp kiểm soát đường huyết Quả hạch: Những loại quả như lựu, dứa, cam, chanh, và kiwi thường có chỉ số Glycaemic Index (GI) thấp và cung cấp vitamin C và chất xơ. Và các loại quả như: táo, lê, và mận có vỏ mỏng có GI thấp và nên được ăn mà không cần lột vỏ. Ngũ cốc nguyên hạt: Chọn lúa mạch nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, và yến mạch nguyên hạt. Chúng có chất xơ cao và giúp kiểm soát đường huyết. Đậu và đỗ: Đậu, đỗ, và các sản phẩm từ đậu như đậu phụ, đậu Hà Lan, và sữa đậu tương là nguồn cung cấp protein thay thế thịt và có GI thấp. Cá: Cá là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, và cá mòi được khuyến nghị. Thịt gà: Nếu bạn ưa thích thịt, chọn thịt gà gà không da và loại thịt gà gà nạc (chicken breast) có ít chất béo. Hạt: Hạt óc chó, hạt lanh, và hạt giống hoà quả là nguồn cung cấp chất xơ và chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch. Sữa và sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa ít béo, sữa chua không đường, và phô mai ít béo là nguồn cung cấp canxi và protein. Thức ăn chứa chất béo không bão hòa: Dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hướng dương, và dầu cây hạt cải là những loại chất béo tốt cho sức khỏe. Hạn chế đường và đồ ngọt: Tránh thức ăn chứa đường và đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, và đồ ăn chế biến chứa đường. Kiểm soát lượng muối: Giảm lượng muối trong khẩu phần để kiểm soát huyết áp. 4. Gia vị hữu cơ cho bệnh nhân tiểu đường Hãy lựa chọn gia vị một cách hợp lý, đối với những người mắc bệnh ĐTĐ thì việc lựa chọn gia vị ít đường và có chiết xuất hữu cơ nên được ưu tiên. Sau nhiều nghiên cứu, SOKFARM đã đưa ra một sản phẩm chiết xuất từ mật hoa dừa có chứa hàm lượng đường tự nhiên và thấp phù hợp cho người ĐTĐ và kể cả người muốn giảm lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Sản phẩm Mật hoa dừa cô đặc Organic Sokfarm cung cấp vị ngọt tự nhiên từ hoa dừa với chỉ số đường huyết thấp (GI

Xem chi tiết..