• 0966 243 066
  • hello@sokfarm.com

29 Jan, 2024 520

So sánh mật hoa dừa và các chất tạo ngọt thuần chay

Những người ăn chay và theo đuổi lối sống healthy thường sẽ phải đối mặt với một gánh nặng kép kinh điển. Họ vừa phải tìm ra những sản phẩm không chứa nguồn gốc động vật nhưng vẫn phải healthy, tốt cho sức khoẻ, ví dụ ở đây là chất tạo ngọt. Không đường mía, không sữa đặc, không mật ong. Vậy đâu là loại chất tạo ngọt thuần chay healthy và phù hợp nhất với những người ăn chay?Mạch nhaMạch nha dẻo nhưng không dai, thường có màu vàng sậmĐược làm từ nếp và bột mầm, mạch nha là thứ chất tạo ngọt dạng sệt phổ biến trong ẩm thực nước ta từ xưa đến nay, được sử dụng nhiều trong các món bánh kẹo như: bánh tráng kẹo mạch nha, kẹo mè xửng,... Loại mật dẻo này vẫn được ưa chuộng trong căn bếp của nhiều gia đình ngày nay, nhờ vị ngọt tương đối thanh tao hơn so với đường mía. Syrup lá phongSyrup lá phong cung cấp chất chống oxi hóaSyrup lá phong là một loại mật hoàn toàn không phải là sản phẩm nông nghiệp nước nhà, nhưng chúng ngày càng được ưa chuộng trong cộng đồng những người có lối sống healthy, lành mạnh và những người ăn chay. Loại syrup này được làm hoàn toàn từ cây lá phong, do đó chúng là loại chất tạo ngọt thuần chay cực kỳ phổ biến đối với người dân ở châu u nói chung và ở Canada nói riêng. Nhiều người thường nghĩ rằng các loại syrup này sẽ tốt cho sức khoẻ hơn là khi ăn đường thông thường. Tuy nhiên, thành phần đường chính của syrup lá phong là đường sucrose (chiếm tỷ lệ 2/3) - cũng chính là thành phần chính của đường kính thông thường. Do vậy, khi ta ăn 1 thìa (15ml) syrup lá phong cũng chính là ta đang tiêu thụ 10g đường sucrose vào cơ thể. Về khía cạnh sức khoẻ, syrup lá phong là nguồn cung cấp chất chống oxy hoá và một vài loại vitamin và khoáng chất như: kẽm, kali, canxi, mangan. Tuy nhiên, lượng chất chống oxy hoá và các vitamin, khoáng chất trong syrup lá phong là không nhiều, không đáng kể khi so sánh với lượng đường mà chúng cung cấp. Ngoài syrup lá phong, syrup mật cây thùa, syrup chà là,... cũng là những loại mật dẻo thuần chay nổi tiếng nhưng không quá phổ biến tại Việt Nam. Mật hoa dừa cô đặc organic SokfarmMật hoa dừa cô đặc organic Sokfarm giàu khoáng chất tự nhiênMật hoa dừa cô đặc organic Sokfarm là loại mật ngọt tự nhiên, thuần thực vật, được sản xuất bằng cách trích ly những giọt mật từ bông hoa dừa, sau đó cô đặc thành thành phẩm mật hoa dừa bằng công nghệ cô đặc chân không. Là đặc sản của tỉnh Trà Vinh, loại mật này đang dần chiếm cảm tình của người dân Việt các vùng miền vì vị ngọt đặc trưng, gây thương nhớ của chúng. Loại đường chính có trong mật hoa dừa là đường sucrose và đường fructose. Về khía cạnh sức khoẻ, đây là loại chất tạo ngọt có chỉ số đường huyết thấp (GI=55), đặc biệt phù hợp với những đối tượng cần kiểm soát đường huyết hay người bệnh đái tháo đường.Với những người theo chế độ ăn chay, đây là loại mật ngọt thuần thực vật cực kỳ phù hợp với nhu cầu của họ.Với những người theo đuổi lối sống lành mạnh, healthy, đây là loại gia vị hữu cơ, chất tạo ngọt tự nhiên tuyệt vời, ít calo để thay thế cho đường trắng thông thường. Hãy cùng tổng hợp lại thông tin về các loại mật trên qua bảng dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về cái loại mật tự nhiên thuần chay nhé!Bảng so sánh thành phần dinh dưỡng mạch nha, mật hoa dừa cô đặc organic Sokfarm và syrup lá phong Bất kỳ chế độ ăn nào trên thế giới hiện nay, dù là chế độ ăn chay hay chế độ ăn thông thường, DASH hay KETO, cũng đều quy tụ về một mục đích chung đó là vì sức khoẻ, Do đó, tìm kiếm được các sản phẩm phù hợp với chế độ ăn của mình mà vẫn healthy quả thật là một thành công to lớn. Mạch nha, syrup lá phong, mật hoa dừa,... đều là những sản phẩm chất tạo ngọt tự nhiên thuần thực vật, nhưng mỗi loại lại có những đặc điểm, nguồn gốc khác nhau. Hãy tìm ra loại mật tự nhiên phù hợp nhất với nhu cầu và sử dụng với một lượng vừa phải, không lạm dụng chúng để thay thế đường trắng để an toàn cho sức khoẻ của bản thân nhé. Nguồn tham khảo: healthline.com 

Xem chi tiết..

26 Jan, 2024 469

Cách thay thế mật ong đối với người ăn thuần chay

Nhiều người ăn chay đặc biệt là người có chế độ ăn thuần chay lựa chọn loại bỏ mật ong ra khỏi chế độ ăn uống của họ. Nếu bạn là một người ăn thuần chay hay đang tìm hiểu về chế độ ăn này và đang muốn tìm một giải pháp thay thế thì đây là bài viết cho bạnChế độ ăn thuần chay Chế độ ăn chay ngày nay là một chế độ ăn khá phổ biến. Ngày càng có nhiều người quyết định bắt đầu ăn chay với nhiều lý do khác nhau như vì tôn giáo, tín ngưỡng, vì môi trường hoặc vì mục đích vì sức khỏe. Thuần chay là một lối sống nhằm giảm thiểu sự bóc lột, khai thác động vật. Vì vậy, người thuần chay sẽ tránh sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa và các sản phẩm có chứa thành phần trên. Chế độ ăn này có thể cho người sử dụng vô vàn lợi ích về sức khỏe, bao gồm cải thiện được việc kiểm soát đường huyết và sức khỏe tim mạch. Nếu mục đích của bạn là giảm cân thì chế độ ăn này cũng có thể có hiệu quả. Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, trong một số trường hợp, chế độ ăn chỉ dựa trên nguồn nguyên liệu về thực vật có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy để bắt đầu chế độ ăn thuần chay, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, chi tiết mọi điều, mọi nguyên liệu có thể sử dụng trong chế độ ăn thuần chay, để trở thành một người thuần chay khỏe mạnh. Tại sao người ăn thuần chay không sử dụng mật ong? Sự thắc mắc này có thể dễ hiểu vì mật ong hay các loại thực phẩm từ côn trùng đôi khi vẫn được xếp vào thực phẩm “chay” và được lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên nhiều người thuần chay chỉ ra rằng mật ong là sản phẩm của việc khai thác và bóc lột các chú ong mật. Điều này đôi khi ảnh hưởng đến sự sống còn của loài vật này, khi khai thác mật ong vào mùa cạn kiệt về nguồn thức ăn làm năng lượng tích lũy của tổ ong giảm, gây đói khát và ảnh hưởng đến sự sống còn của đàn ong. Nhiều người thuần chay tránh sử dụng mật ong và các sản phẩm từ mật ong Cách thay thế mật ong với người ăn thuần chayViệc loại bỏ mật ong trong danh sách các nguyên liệu của người ăn thuần chay có thể là một sự thiệt thòi lớn. Khi không sử dụng mật ong, bạn mất đi một thực phẩm mang đến vị ngọt cho món ăn, mật ong cũng cung cấp độ ẩm, mì vị và màu sắc đẹp mắt cho các món nướng. Để bù đắp cho sự thiệt thòi này, chắc hẳn nhiều bạn đã sử dụng đường để thay thế. Tuy nhiên việc thay thế bằng đường làm cho các món ăn có vị ngọt gắt hơn và có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang hoặc đang có ý định thay thế mật ong bằng cách sử dụng đường, thì hãy khoan đã, hãy thử tham khảo và sử dụng các gợi ý sau đây nhé, chắc chắn sẽ cho bạn một trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng đường: Mật mía: mật mía có tính chất đặc, màu nâu sẫm thu được từ nước mía đun sôi và cô đặc. Mật mía giàu sắt và canxi. Tuy nhiên vì màu sắc đậm khi chế biến món ăn, mật mía có thể làm món ăn thay đổi màu sắc.Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm Mạch nha: chất làm ngọt được làm từ lúa mạch nảy mầm, có độ dẻo, màu vàng nhạt và có vị ngọt gần như mật mía, mùi thơm nhẹ, thường sử dụng trong bánh kẹo. Si rô cây phong: được làm từ nhựa cây phong, có màu nâu nhẹ, độ sánh sệt gần như mật ong, si rô cây phong chứa một số vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên đây là một thực phẩm không phổ biến tại Việt Nam.Si rô cây phong được ưu chuộng tại các quốc gia có khí hậu lạnh Mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm: được sản xuất bằng cách thu mật hoa dừa, sau đó mật hoa dừa được cô đặc cho ra sản phẩm cuối cùng là mật hoa thành phẩm với màu nâu sáng, vị ngọt thanh, thơm nhẹ. Mật hoa dừa nổi bật với chỉ số GI trung bình thấp khoảng 56%, chứa một số khoáng chất. Đây cũng là một sản phẩm bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở thị trường Việt NamMật hoa dừa hữu cơ Sokfarm chứa nhiều khoáng chất giúp phục hồi sức khỏe Có thể thấy thế giới thực phẩm nguồn gốc thực vật là vô cùng phong phú. Nếu bạn là một người ăn chế độ thuần chay hay chỉ đơn giản đang mong muốn tìm các thực phẩm thay thế mật ong trong chế biến thì mong bài viết này đã cho bạn thêm các gợi ý và làm phong phú hơn nguồn nguyên liệu của bạn. Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/vegan-diet-guide#weight-loss 

Xem chi tiết..

26 Jan, 2024 843

So sánh nước tương công nghiệp và nước tương tự nhiên

Nước tương là một loại thực phẩm phổ biến được sử dụng trực tiếp như gia vị hoặc nguyên liệu nấu ăn và sự phổ biến của nó đã lan từ châu Á ra khắp Thế giới. Do vậy mà thị trường sản xuất nước tương cũng ngày càng trở nên tiềm năng, từ nước tương công nghiệp có giá cả phải chăng đến nước tương tự nhiên giúp hỗ trợ trong việc bảo vệ sức khỏe.Hôm nay, mời bạn cùng Sokfarm tìm hiểu thêm về hai dòng nước tương công nghiệp và nước tương lên men tự nhiên để có thêm sự lựa chọn phù hợp nhé.Nước tương lên men từ đậu nành là loại nước tương phổ biến hiện nay Nước tương công nghiệp Có màu nâu sẫm, vị mặn, mùi hơi nồng nhẹ, thường được sản xuất theo phương pháp không ủ (thuỷ phân hoá học) để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Bởi nước tương cũng là một trong những nhu yếu phẩm cần sử dụng hằng ngày vào các bữa ăn. Thay vì lên men như cách truyền thống, người ta sẽ cho trực tiếp axit hydrochloric (HCL) vào nguyên liệu để thúc đẩy nhanh chóng quá trình thuỷ phân protein. Vì thế, quá trình này chỉ mất vài ngày, trong khi cách lên men truyền thống mất đến vài tháng. Ngoài ra, một số loại nước tương công nghiệp còn được làm theo phương pháp bán ủ, tức là một phần nguyên liệu sẽ được lên men như phương pháp truyền thống. Do đó, chất lượng của nước tương khi làm theo phương pháp này được cho là cao hơn.Nước tương công nghiệp được sử dụng rộng rãi nhờ giá thành thấp Ưu điểm Thời gian sản xuất nhanh: nhờ phương pháp thuỷ phân hoá học nên đa số các dòng nước tương công nghiệp chỉ mất khoảng 25 - 32 giờ để làm ra (chưa kể thời gian chuẩn bị, đóng gói và vận chuyển). Đối với nước tương bán ủ, thời gian sản xuất là khoảng 2-4 tháng (tùy theo quy trình và nguyên liệu). Giá cả phải chăng: do rút ngắn được thời gian sản xuất nên các chi phí gia công cũng được giảm tải đáng kể. Vì vậy, một chai nước tương khoảng 500ml chỉ dao động từ 15.000 - 45.000 ngàn, giá thành này rất phù hợp cho nhiều người. Thời hạn sử dụng dài: các dòng nước tương công nghiệp có hạn sử dụng lên đến 12 tháng. Điều này sẽ có lợi với những người ít dùng hay chỉ dùng một lượng ít nước tương khi nấu nướng. Nhược điểm Mùi hương hơi nồng nhẹ: phương pháp không ủ chỉ mất khoảng hai ngày để thực hiện nên sản phẩm thường có màu đục với hương vị hơi nồng và gắt. Bởi công đoạn ủ và lên men quyết định rất nhiều đến màu sắc và hương vị của nước tương. Chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia: để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng, người ta sẽ thêm vào thành phẩm các chất bảo quản như natri benzoate (E211) hay kali sorbate (E202) và để nhằm kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm. Quá trình không ủ còn đòi hỏi phải bổ sung thêm các chất phụ gia để điều chỉnh màu sắc và hương vị của sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng. Không dành cho người dị ứng với đậu nành hay gluten: hầu hết các dòng nước tương công nghiệp được làm từ đậu nành và lúa mì (bột mì). Bởi chúng là nguyên liệu truyền thống sơ khai và là nguyên liệu có giá thành rẻ, ổn định nguồn cung cấp quanh năm nên được nhiều nhà sản xuất lựa chọn. Do vậy, sản phẩm này không phù hợp cho những người có tình trạng dị ứng với đậu nành và cả gluten (có trong lúa mì). Tuy nhiên, nhiều loại nước tương làm hoàn toàn từ đậu nành, nên nếu chỉ dị ứng với gluten thì bạn vẫn có thể lựa chọn những loại nước tương đó. Nước tương lên men tự nhiên Được tạo ra từ phương pháp truyền thống (lên men) nên nước tương tự nhiên thường có màu sắc tinh tế cùng hương vị và mùi thơm cân bằng. Quá trình lên men truyền thống sử dụng các chủng vi sinh vật khởi đầu để tiết ra enzyme giúp phân hủy các nguyên liệu thay vì dùng HCl như phương pháp không ủ. Hương vị và màu sắc đặc trưng của nước tương tự nhiên được tạo ra là do các phản ứng enzyme và phản ứng hóa nâu (Maillard) của các nguyên liệu trong quá trình thủy phân. Nguyên liệu để làm nước tương tự nhiên cũng ngày càng phong phú, từ nguyên liệu truyền thống là đậu tương (đậu nành) hữu cơ và lúa mì, hiện nay còn có nước tương làm từ đậu đen, đậu Hà Lan, nấm và nước tương mật hoa dừa. Ưu điểm Tốt cho sức khỏe: nhờ phương pháp lên men và nguồn nguyên liệu hữu cơ nên nước tương tự nhiên giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Muối sẽ đóng vai trò bảo quản thay cho chất bảo quản hóa học và phản ứng Maillard sẽ tạo nên màu sắc đặc trưng cho sản phẩm thay chất phụ gia, nên chúng được đánh giá là rất an toàn cho sức khỏe. Hương vị thơm dịu: vì không dùng các chất phụ gia để điều chỉnh hương vị nên nước tương có mùi thơm dịu, không nồng gắt hay có mùi hóa học. Phù hợp cho người bị dị ứng đậu nành: Đa số các dòng nước tương từ công nghiệp đến truyền thống đều làm từ đậu nành vì chúng thông dụng, nhưng đối với những người dị ứng đậu nành thì sản phẩm này sẽ bị loại khỏi chế độ ăn của họ. Thật may, sự đa dạng nguyên liệu của dòng nước tương tự nhiên đã giúp khắc phục vấn đề này và cho cả những người bị dị ứng gluten (lúa mì). Điển hình như nước tương làm từ mật hoa dừa hữu cơ và muối biển, không từ đậu nành, không chứa gluten nên rất đáng để thử.Nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm lên men tự nhiên là lựa chọn tốt dành cho sức khỏe Nhược điểm Thời gian sản xuất dài: nước tương tự nhiên trải qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng và giai đoạn lên men chậm nên chúng thường mất ít nhất từ 3 - 6 tháng để cho ra thành phẩm. Giá thành cao: thời gian sản xuất kéo dài, nguyên liệu hữu cơ và giới hạn số lượng sản phẩm là những yếu tố tác động đến giá thành sản phẩm. Một chai nước tương tự nhiên 500ml có giá khoảng 86.000 - 170.000 ngàn đồng. Mức chi phí này được cho là khá cao. Vì sự khác nhau về nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình, công nghệ sản xuất và công thức phối trộn thành phẩm nên giữa các dòng nước tương sẽ khác nhau về hương vị, độ mặn và thành phần dinh dưỡng. Mỗi dòng nước tương đều có những ưu điểm nổi bật khác nhau và đi kèm một vài nhược điểm. Nếu trước giờ bạn chỉ thường dùng loại nước tương truyền thống làm từ đậu nành, thì hãy thử dùng các loại nước tương khác để khám phá thêm các hương vị và lợi ích của chúng nhé. Với những thông tin trên, Sokfarm hy vọng có thể giúp bạn chọn được loại nước tương phù hợp với sở thích ăn uống của mình. Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7581291/ 

Xem chi tiết..

25 Jan, 2024 572

Nước tương mật hoa dừa hữu cơ Sokfarm có gì khác biệt với nước tương công nghiệp

Nước tương có thể coi như một phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, giữa những chai nước tương đa dạng trên thị trường, có một loại nước tương đã thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe. Đó là nước tương mật hoa dừa - một loại nước tương không chỉ khác biệt về hương vị mà còn về thành phần cũng như giá trị dinh dưỡng của nó mang lại. Nguồn gốc, thành phần chính Nước tương mật hoa dừa Nước tương mật hoa dừa - một loại nước chấm lên men tự nhiên, tạo nên bằng cách chỉ kết hợp mật hoa dừa tươi và muối biển. Mật hoa dừa là thành phần chính của sản phẩm này, được lên men tự nhiên trong 3 tháng để tạo ra một hương vị umami tự nhiên cho nước tương. Nước tương mật hoa dừa Sokfarm thành phần chính mật hoa dừa và 50% muối biển Điều đặc biệt là, nước tương mật hoa dừa chứa ít muối, chỉ bằng khoảng 50% so với nước tương thông thường. Đây là một sản phẩm tự nhiên 100% mật hoa dừa và không chứa thực phẩm biến đổi gen (GMO), không chất phụ gia. Nước tương công nghiệp Khác với nước tương mật hoa dừa, các loại nước tương công nghiệp khác thường được sản xuất từ đậu nành, muối, nước và một số chất phụ gia. Hiện nay, nước tương được sản xuất trên quy mô thương mại bằng cách lên men trong môi trường được kiểm soát bằng máy móc và kỹ thuật hiện đại.Nước tương thông thường chứa hàm lượng natri khá cao Lượng natri trong 1 muỗng canh nước tương (15ml) là khá cao, khoảng 920mg. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo rằng lượng natri hàng ngày nên dưới 2000mg. Với 15ml nước tương chiếm khoảng 46% lượng natri được khuyến cáo sử dụng hàng ngày theo WHO. Điều này cho thấy nước tương công nghiệp có nhiều natri. Một điểm đáng chú ý là hầu hết các loại nước tương công nghiệp đều được bổ sung thêm một chút rượu khi đóng chai, có tác dụng như chất bảo quản để hạn chế sự hư hỏng. Ngoài ra, một số loại phụ gia được sử dụng trong nước tương để cải thiện chất lượng và hương vị, ví dụ như chất điều vị E621 (sodium glutamate) hoặc E627 (disodium guanylate). Ngoài ra, người ta cũng sử dụng Xanthan gum (E415) - chất ổn định cấu trúc để ngăn sản phẩm tách lớp hoặc lắng đọng, chất bảo quản như Potassium Sorbate (E202) thường được thêm vào để hạn chế sự phát triển của các tác nhân vi sinh gây hư hỏng sản phẩm. Hương vị Nước tương mật hoa dừa Với thành phần chính là mật hoa dừa đã làm cho nước tương mật hoa dừa có hương vị ngọt thanh và thơm dịu từ dừa. So với nước tương công nghiệp, nó có một mức độ muối thấp hơn, tạo ra một hương vị nhẹ nhàng và ít mặn hơn. Điều này giúp bạn thưởng thức trọn vị ngon của món ăn mà vẫn đảm bảo tiêu thụ lượng natri thấp. Nước tương mật hoa dừa Sokfarm thơm vị dừa - thưởng thức trọn vị ngon Nước tương công nghiệp Do chứa một lượng muối đáng kể để làm tăng hương vị mặn nên các loại nước tương công nghiệp thường có hương đậu nành đặc trưng và vị mặn hơn so với nước tương mật hoa dừa. Giá trị dinh dưỡng Nước tương mật hoa dừaĐược chứng nhận bởi FDA Mỹ, đây là một sản phẩm hoàn toàn hữu cơ, tự nhiên 100%. Khác biệt với nhiều loại nước tương thông thường, nước tương mật hoa dừa không chứa đậu nành và không sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GMO), đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bạn. Với 17 axit amin quý giá cùng với hàm lượng muối chỉ chiếm 50%, giúp giảm lượng natri trong khẩu phần của bạn và cung cấp các axit amin cho cơ thể. Nước tương mật hoa dừa Sokfarm được chứng nhận FDA mỹ 100% tự nhiên Với thành phần tự nhiên 100% từ mật hoa dừa, nước tương mật hoa dừa là sự lựa chọn tốt cho người ăn chay và người dị ứng gluten, đậu nành. Nước tương công nghiệp Các loại nước tương này thường có hàm lượng natri cao hơn so với nước tương mật hoa dừa. Điều này có thể gây ra lo ngại về tình trạng sức khỏe nếu bạn tiêu dùng quá nhiều. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tiêu thụ muối dưới 5g mỗi ngày (

Xem chi tiết..

25 Jan, 2024 612

Mật hoa dừa & quản lý cân nặng: sự kết hợp hoàn hảo

Một yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng lý tưởng là hạn chế tiêu thụ đường tinh luyện hàng ngày. Điều này không chỉ giúp kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả mà còn đảm bảo sức khỏe tổng thể. Vì thế, mật hoa dừa đã trở thành một lựa chọn để thay thế đường mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho cân nặng mà còn cho sức khỏe.Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao mật hoa dừa là một lựa chọn tốt hơn so với đường tinh luyện và cách sử dụng mật hoa dừa trong quản lý cân nặng nhé. Sự khác biệt giữa mật hoa dừa và các vị ngọt tự nhiên thay thế khác Sự khác biệt lớn nhất giữa mật hoa dừa và vị ngọt tự nhiên như đường từ trái cây, mật ong, trái cây sấy khô, thực phẩm ngọt, và đường tinh luyện….là đến từ cấu trúc hoá học của nó. Đường từ trái cây, mật ong, đường tinh luyện…. đều chứa chủ yếu các đường đơn như fructose và glucose. Khi tiêu thụ, những đường này sẽ nhanh chóng được xử lý trong gan và cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến sự chuyển hóa dư thừa thành những chất béo có hại cho cơ thể.15g mật hoa dừa (1gói) Sokfarm chỉ cung cấp 23 calo cho cơ thểTrong khi đó, mật hoa dừa chủ yếu là đường đa sucrose. Khi bạn tiêu thụ mật hoa dừa, đường sucrose sẽ trải qua quá trình tiêu hóa chủ yếu tại ruột. Sau đó, nó sẽ được hấp thụ vào máu và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Điều này có nghĩa là hầu hết các thành phần của đường sucrose không được lưu trữ dưới dạng chất béo xấu trong cơ thể, mà thay vào đó được sử dụng như nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, mật hoa dừa chứa các loại chất béo không bão hòa. Những chất béo này có khả năng giảm mức cholesterol xấu trong máu, đặc biệt là LDL cholesterol - một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch. Chúng giúp loại bỏ mỡ dư thừa trong các mạch máu và ngăn tắc nghẽn mạch máu, cải thiện cường độ hoạt động của tim mạch và mạch máu. Điều này cho thấy mật hoa dừa là một lựa chọn tốt cho những người muốn quản lý cân nặng và bảo vệ sức khỏe. Cách sử dụng mật hoa dừa trong quản lý cân nặng Bạn có thể sử dụng mật hoa dừa để thay thế đường trong các món tráng miệng, sinh tố, đồ uống hoặc làm nguyên liệu chế biến các món ăn. Chẳng hạn như: Thức uống: Bạn có thể sử dụng mật hoa dừa kết hợp vào đồ uống như trà, sinh tố, hoặc nước uống khác chỉ với một lượng nhỏ (khoảng 1 muỗng cà phê) mật hoa dừa. Điều này không chỉ tạo một thức uống thanh mát ngọt tự nhiên mà còn giúp bạn giảm lượng đường tiêu thụ một cách dễ dàng.Mật hoa dừa organic Sokfarm giúp tạo độ ngọt tự nhiên cho thức uống Chế biến món ăn: Bạn có thể sử dụng mật hoa dừa như gia vị trong chế biến món ăn như kho, xào, nướng, làm nước sốt salad, món gỏi, nước chấm…Món ăn vẫn giữ nguyên vị ngon ngọt đặc trưng mà vẫn có thể giảm lượng đường tiêu thụ. Việc này rất có lợi cho kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể của bạn.Mật hoa dừa làm gia vị nêm nếm cho món ăn thêm tròn vị  Làm món tráng miệng: Thay vì dùng đường tinh luyện làm cho món tráng miệng trở nên nhiều calo, bạn có thể thay thế bằng mật hoa dừa. Chỉ 15g mật hoa dừa (tương đương 2 muỗng) cung cấp 23 calo nhưng vẫn đảm bảo vị ngọt của món tráng miệng. Điều này giúp bạn kiểm soát được lượng calo tiêu thụ tốt hơn.Là nguyên liệu cho các món tráng miệng, món bánh, đồ ăn dành cho người ăn eatclean  Kết luậnMặc dù mật hoa dừa là một vị ngọt thay thế tốt nhưng việc duy trì cân nặng lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng mật hoa dừa; mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Kết hợp sử dụng mật hoa dừa với một chế độ ăn cân đối và việc tập thể dục thường xuyên là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất trong việc quản lý cân nặng và bảo vệ sức khỏe của bạn. Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/mat-hoa-dua-cong-dung-va-cach-dung-169210919092534861.htm

Xem chi tiết..

23 Jan, 2024 505

Xu hướng lựa chọn gia vị an toàn cho sức khỏe

Nền ẩm thực Việt vốn nổi tiếng với những món ăn đậm đà, nhiều gia vị. Vốn dĩ các loại gia vị được dùng để mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn, tuy nhiên việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến những nguy cơ đối với an toàn sức khỏe người dùng. Vậy đâu sẽ là xu hướng lựa chọn gia vị an toàn cho sức khỏe? 1. Gia vị hữu cơGia vị hữu cơ là những loại gia vị sử dụng các nguyên liệu được trồng và canh tác mà không sử dụng bất kỳ loại hóa chất tổng hợp, thuốc trừ sâu độc hại, phân bón gốc dầu mỏ hay sinh vật biến đổi gen. Các sản phẩm hữu cơ do được trồng và nuôi cây cách tự nhiên, nên chúng sẽ có mùi vị tự nhiên, thanh thoát hơn, giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe người dùng và cả tốt cho môi trường nữa. 2. Gia vị giảm muốiTăng huyết áp là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 16% dân số thế giới (tương đương 1,28 triệu người) trong độ tuổi 30 - 79 tuổi mắc tăng huyết áp. Nỗi lo mắc tăng huyết áp càng nghiêm trọng hơn khi Việt Nam lại là một trong những quốc gia có lượng muối tiêu thụ trên đầu người thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trung bình 1 người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ đến 9,4g muối/ngày, cao gấp gần 2 lần so với khuyến nghị. Lượng muối này phần lớn đến từ các loại gia vị truyền thống, phổ biến trong căn bếp gia đình Việt như: muối, nước tương, nước mắm, bột nêm, bột ngọt,... Do đó, tìm ra những loại gia vị đã được cải tiến, các loại gia vị giảm muối là giải pháp cấp thiết được đặt ra. Trên thị trường hiện nay đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều dòng gia vị giảm muối, tuy nhiên người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua để biết chắc rằng lượng natri (hay lượng muối) trong sản phẩm đó có thực sự ít hơn các sản phẩm truyền thống hay không?Các loại nước tương truyền thống thường chứa khoảng 0,21g natri trong 1 thìa cafe sản phẩm. Do đó, các dòng gia vị nước tương giảm muối cần đảm bảo lượng natri thấp hơn so với thông thườngSản phẩm nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm với lượng natri thấp hơn so với các sản phẩm nước mắm truyền thống, chỉ 0.144g natri/1 thìa 4ml 3. Gia vị thay thế đường trắngCùng với sự gia tăng của bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường cũng là tình trạng bệnh có tốc độ gia tăng cũng như trẻ hóa đáng kinh ngạc. Một chế độ ăn kiểm soát tinh bột, đặc biệt là kiểm soát đường sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Điều này gián tiếp làm rầm rộ lên xu hướng lựa chọn các loại gia vị thay thế đường kính thông thường như: đường ăn kiêng, đường cỏ ngọt, mật ong, syrup lá phong,... Tuy nhiên, mọi người lại dễ quên mất rằng, điều quan trọng nhất của một chế độ ăn lành mạnh không phải là loại gia vị nào thay thế đường trắng tốt nhất, mà chính là giảm lượng tiêu thụ các loại chất tạo ngọt này hết sức có thể. Vì dù là loại chất tạo ngọt nào đi chăng nữa thì bản chất của chúng vẫn là các loại đường đơn hoặc đường đôi như sucrose, glucose, fructose hay maltose; vẫn có tác động mạnh mẽ lên tải lượng đường huyết sau ăn! Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu ăn uống của mọi người không chỉ dừng lại ở việc nấu được những món ăn ngon miệng mà các món ăn này còn phải đảm bảo về mặt sức khỏe, lành mạnh. Lựa chọn được nguồn thực phẩm sạch, hữu cơ cũng như những loại gia vị được cải tiến hơn cho sức khỏe người sử dụng là mối quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu được bản chất của các loại gia vị “mới” cũng như cách lựa chọn các loại gia vị này sao cho thật sự tốt cho sức khỏe của cả bản thân và gia đình nhé!Nguồn tham khảo: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension#:~:text=Hypertension%20(high%20blood%20pressure)%20is,get%20your%20blood%20pressure%20checked

Xem chi tiết..

23 Jan, 2024 516

Cách lựa chọn gia vị cho trẻ em

Có thể khẳng định yếu tố quyết định đến sự phát triển trẻ em chính là dinh dưỡng. Dinh dưỡng bao gồm tất cả các loại thực phẩm mà bé ăn vào mỗi ngày, một chi tiết nhỏ nữa trong dinh dưỡng mà nhiều ba mẹ hay bỏ qua đó là gia vị cho trẻ em. Làm sao để dành cho bé nhỏ những điều tốt nhất, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. 1. Gia vị cho trẻ em là gì? Gia vị là là những thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật hoặc khoáng chất, đặc trưng bởi mùi hoặc vị, được thêm vào món ăn với lượng vừa phải để giúp món ăn tăng chất lượng, màu sắc, mùi vị thơm ngon của món ăn. Các vị cơ bản gồm có mặn, ngọt, đắng, cay, và vị umami. Đối với gia vị sử dụng cho các bé thì vị mặn là vị cơ bản thường được quan tâm đặt câu hỏi nhiều nhất. Vị mặn ngoài việc làm cho các món ăn ngon hơn thì còn giúp bổ sung một số khoáng chất đặc biệt ở đây là Natri (hay sodium). Natri là một trong hai thành phần hóa học chính của muối, nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng dịch cơ thể, tồn tại của các tế bào, vận chuyển các chất qua màng tế bào và hoạt động của các cơ quan. Điều này có nghĩa là cho dù bạn mới sinh ra hay đã lớn lên đều cần phải có muối (Natri) trong khẩu phần ăn.Phụ huynh cần chọn gia vị phù hợp với độ tuổi của trẻ em2. Trẻ em sử dụng bao nhiêu gia vị là đủ? Tuy nhiên việc sử dụng sai lượng muối, Natri trong khẩu phần ăn cụ thể là sử dụng nhiều hơn mức cho phép của cơ thể có thể dẫn đến những nguy cơ về thận, tăng huyết áp, gia tăng các bệnh lý về tim mạch đối với mọi lứa tuổi. Đặc biệt đối với các bé nhỏ tuổi việc sử dụng quá nhiều muối có thể gây đến tổn thương thận không phục hồi, ngoài ra còn có thể gây tổn thương đến não bộ. Vậy sử dụng bao nhiêu muối là đủ cho trẻ. Theo khuyến nghị của bộ y tế năm 2016 về việc sử dụng Natri (trong chế độ ăn) như sau:Khuyến nghị của Bộ Y tế về hàm lượng Natri trong chế độ ăn của trẻ em Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng được cung cấp qua sữa mẹ, các bé từ 6 đến 11 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn dặm cùng với việc tiếp tục sử dụng sữa mẹ. Ở cả hai giai đoạn này thực phẩm trẻ sử dụng đã cung cấp đủ lượng Natri mà trẻ cần. Vì vậy các bà mẹ trong giai đoạn này không cần phải quan tâm đến các loại gia vị bổ sung vào thực phẩm cho bé. Muối cần được sử dụng hàng ngày trong khẩu phần ăn của mỗi người. Tuy nhiên lượng muối khuyến nghị sử dụng này bao gồm cả các loại gia vị như mắm, muối, nước tương, bột ngọt và cả những thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại thực phẩm chế biến sẵn…. Natri tồn tại trong thực phẩm như thịt, cá, trứng thường chiếm khoảng 10% nhu cầu khuyến nghị, ngoài ra các thực phẩm chế biến sẵn cũng chứa khoảng 20% nhu cầu khuyến nghị về muối, vì vậy trong chế biến thức ăn chỉ cần thêm một lượng muối nhỏ. 3. Cách lựa chọn gia vị cho trẻ em? Đó là về liều lượng nên dùng, còn về loại gia vị nên dùng chúng ta đến sử dụng loại gia vị như thế nào cho bé? Đối với gia vị cho trẻ các mẹ cần ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có các tiêu chí sau đây: Các gia vị có nguồn gốc tự nhiên: nước mắm có nguồn gốc từ cá cơm, nước tương đậu nành, nước tương mật hoa dừa,... Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Có các thông tin về thành phần, thành phần đầy đủ rõ ràng: để có thể theo dõi lượng Natri trong gia vị Trong bảng thành phần không có các phụ gia Nắm được các nguyên tắc này chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn các gia vị phù hợp cho cả trẻ và có thể sử dụng cho cả nhà. 4. Các gợi ý chọn gia vị cho trẻ em Dưới đây là một số gợi ý về các sản phẩm gia vị có thể sử dụng cho bé: Nước mắm: Được sản xuất bằng ủ muối và cá biển. Nước mắm ngoài cung cấp Natri cho khẩu phần ăn của bé thì còn cung cấp một số chất đạm axit amin có trong cá. Trong 100g nước mắm chứa khoảng 8.000mg Natri. Đối với các bé từ 1 đến 2 tuổi chỉ cần sử dụng 7ml nước mắm (tương đương một thìa canh) để sử dụng trong quá trình nêm nếm cả ngày. Nước tương đậu nành: với nguyên liệu chính là đậu nành, nước tương sử dụng cho các bé sẽ cung cấp các khoáng chất cần thiết cũng như một số axit béo có trong đậu nành. Tuy nhiên cần chú ý khi lựa chọn, bạn hãy đọc kỹ thành phần và lựa chọn các sản phẩm không có phụ gia và có lượng Natri thấp để sử dụng cho bé. Thông thường trong 100g nước tương sẽ có khoảng 6.000mg Natri. Đối với các bé từ 1 đến 2 tuổi có thể sử dụng tối đa 10ml (hoặc 1,5 thìa canh) Nước tương mật hoa dừa: bằng cách lên men mật hoa dừa, nước tương mật hoa dừa sẽ vừa cung cấp Natri, vừa cung cấp một số khoáng chất như Magie, Kali và một số axit amin thiết yếu. Đối với sản phẩm nước tương mật hoa dừa hữu cơ của Sokfarm trong 100ml nước tương chỉ chứa khoảng 3600 mg Natri, thấp hơn nhiều so với nước mắm và nước tương. Lượng tối đa có thể sử dụng cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi là 2,5 thìa canh (18ml nước tương).Nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm dành cho trẻ emSức khỏe của trẻ nhỏ không chỉ là niềm vui của gia đình mà còn là tương lai của quốc gia, hãy cùng nhau dành cho trẻ những điều tốt nhất.Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/su-dung-gia-vi-trong-bua-an-cho-tre-duoi-6-tuoi-169230907082155076.htm 

Xem chi tiết..

23 Jan, 2024 487

Bệnh nhân suy tuyến giáp có sử dụng được đậu nành

Lầm tưởng về mối quan hệ giữa đậu nành và bệnh suy tuyến giáp đã tồn tại từ lâu. Có người nghĩ rằng việc tiêu thụ đậu nành có thể gây ra hoặc gia tăng triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ những lầm tưởng này, cho thấy đậu nành có thể là một phần cơ bản và an toàn trong chế độ ăn uống của hầu hết mọi người, bao gồm cả những người có vấn đề về tuyến giáp.Bệnh nhân suy tuyến giáp có thể dùng đậu nành ở mức độ phù hợp và nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ1. Mối liên hệ giữa đậu nành và bệnh nhân tuyến giáp Đậu nành cũng được biết đến là chất gây bướu giáp, làm tăng kích thước của tuyến giáp. Ăn quá nhiều đậu nành hoặc chứa nồng độ isoflavone và goitrogens cao có thể dẫn đến tác động kháng hormon giáp, giảm chức năng tuyến giáp và thậm chí kích thích dẫn đến suy tuyến giáp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu nành có thể có tác động tiêu cực đối với chức năng tuyến giáp, đặc biệt là ở những người thiếu iod. Đối với những bệnh nhân tuyến giáp, đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc tuyến giáp của cơ thể. Nhìn chung, chưa có sự đồng thuận về liệu đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp hay không. Do đó, nếu bạn muốn bổ sung đậu nành vào chế độ ăn, cần tuân thủ các hướng dẫn sau: Hạn chế sử dụng đậu nành biến đổi gen và các sản phẩm chứa đậu nành biến đổi gen, vì tác động của chúng đang được nghiên cứu và tranh cãi. Nếu bạn muốn tiêu thụ đậu nành, có thể chọn các sản phẩm như đậu nành lên men, đậu phụ. Hãy tránh các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến như bột đậu nành, bột protein tăng cơ và các sản phẩm công nghiệp khác có nguồn gốc từ đậu nành.Hạn chế tiêu thụ quá nhiều đậu nành và isoflavon dưới 30 mg mỗi ngày, vì tác động tiêu cực của đậu nành có thể xuất hiện khi lượng tiêu thụ vượt quá mức này. Uống sữa đậu nành sau khi uống thuốc tuyến giáp 3-4 giờ: Để tránh tương tác giữa thuốc tuyến giáp và các chất trong sữa đậu nành, nên uống sữa đậu nành vào khoảng 3-4 giờ sau khi đã uống thuốc tuyến giáp. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả của cả hai không bị ảnh hưởng. Đảm bảo bạn không thiếu iod, vì việc thiếu iod có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nếu bạn thiếu iod, tăng kháng thể tuyến giáp hoặc bệnh tuyến giáp tự miễn không điều trị, đang điều trị bệnh tuyến giáp và gặp triệu chứng suy giáp hãy cân nhắc sử dụng đậu nành trong chế độ ăn của bạn. Nếu trường hợp quá nặng thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chế độ ăn của bạn là tối ưu nhất. Lưu ý đến tác dụng phụ: Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến tuyến giáp, sữa đậu nành vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng như chảy nước mũi, phù thanh quản, nổi mụn, sưng nề, da ban đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, tim đập nhanh, và hạ huyết áp theo cơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau khi tiêu thụ, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Người mắc bệnh suy tuyến giáp vẫn có thể tiêu thụ sữa đậu nành, tuy nhiên, cần hạn chế và quản lý liều lượng một cách cẩn thận thay vì cấm hoàn toàn. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách tiêu thụ một lượng nhất định, phân chia các bữa ăn có chứa đậu nành thành các buổi khác nhau trong tuần, bên cạnh đó tham khảo thêm ý kiến và tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ một chế độ ăn uống phù hợp và an toàn. 2. Lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân suy tuyến giápTrên thị trường có nhiều dòng sản phẩm không chứa đậu nành phù hợp với bệnh nhân tuyến giáp Thức ăn giàu i-ốt: I-ốt là một thành phần quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Người bệnh suy giáp thường thiếu i-ốt, do đó, cần tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu i-ốt như cá, tôm, rong biển, hải sản và muối i-ốt hóa. Thức ăn giàu selen: Selen là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp và hỗ trợ quá trình chuyển đổi hormone tuyến giáp. Nguồn thực phẩm giàu selen bao gồm hạt giống hướng dương, hạt óc chó, gạo lứt và cá hồi. Thực phẩm giàu Tyrosine: Người bệnh suy giáp thường cần được điều trị bằng hormone giáp để thay thế cho hormone tuyến giáp thiếu hụt. Việc tiêu thụ thức ăn chứa hormone giáp như hậu sản phẩm sữa, thịt và cá không nên gây ảnh hưởng đến việc điều trị, vì hormone giáp sẽ được chỉnh đốn dựa trên nhu cầu cụ thể của người bệnh. Thức ăn giàu chất xơ: Thức ăn giàu chất xơ như rau cải, bắp, lúa mạch và hạt có thể giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp cân nặng ổn định. Thức ăn giàu vitamin D: Vitamin D quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp và xương. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu, và trứng. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là một nguồn tự nhiên của vitamin D. Thức ăn giàu vitamin A: Vitamin A cũng có vai trò quan trọng trong chức năng tuyến giáp. Thức ăn giàu vitamin A bao gồm thịt gan, thịt bò, cà rốt, bí đỏ, và cà chua. Ngoài ra, khi lựa chọn gia vị cho người bị suy tuyến giáp, đặc biệt là nước tương thì nên chọn các loại sản phẩm nước tương chứa ít thành phần đậu nành hoặc không chứa thành phần đậu nành để đảm bảo sức khoẻ cho phù hợp với tình trạng hiện tại của. Hiện nay sản phẩm nước tương không từ đậu nành được mọi người ưa chuộng là “Nước tương mật hoa dừa SOKFARM"Nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm không từ đậu nành Nguyên liệu tự nhiên: SOKFARM sử dụng mật hoa dừa tươi ngon làm thành phần chính, không chứa chất bảo quản hoặc phẩm màu nhân tạo. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm luôn đạt được hương vị tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Hương vị độc đáo: Nước tương mật hoa dừa SOKFARM có hương vị tinh tế và độ ngọt vừa phải, giữ lại hương thơm và vị ngon của mật hoa dừa tự nhiên. Hương vị này có thể làm phong phú nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Sản phẩm đa dụng: Nước tương mật hoa dừa SOKFARM có thể được sử dụng trong nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Bạn có thể thêm vào mỳ, salad, nước chấm, hoặc sử dụng để nấu các món ăn Á Đông truyền thống. Dinh dưỡng và lành mạnh: Mật hoa dừa là một nguồn dưỡng chất phong phú, bao gồm các khoáng chất và vitamin quan trọng. Sử dụng nước tương mật hoa dừa SOKFARM có thể giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cho chế độ ăn hàng ngày của bạn. Nguồn tham khảo: hsph.harvard.edu 

Xem chi tiết..

22 Jan, 2024 738

Các dòng gia vị giảm muối

Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch, bệnh lý thận ngày càng tăng cao và dần trở thành vấn đề sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm. Một trong những nguyên nhân của các bệnh lý này là thói quen ăn mặn của người dân Việt Nam. Với mong muốn thay đổi thói quen này, các chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo giảm mặn giảm muối trong chế độ ăn của người dân. Chế độ ăn nhạt phù hợp là cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần chứ không phải hạn chế hoàn toàn muối. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo lượng muối nạp vào của 1 người chỉ nên dưới 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê). Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau thì ít hơn: Trẻ nhỏ: 0,3 - 1,5g muối/ngày. Người cao tuổi (trên 50 tuổi):

Xem chi tiết..

22 Jan, 2024 620

Cách đọc nhãn thực phẩm khi mua nước tương

Nước tương là một trong những loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất trong căn bếp của người Việt. Với vị mặn và mùi thơm đặc trưng, nước tương giúp cho các món ăn trong mâm cơm nhà trở nên đậm đà, ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ngày nay, khi cuộc sống của con người ta dần ổn định và phát triển hơn, mọi người không chỉ quan tâm đến hương vị của sản phẩm, mà còn dành sự quan tâm lớn đến chất lượng, thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, nhằm đảm bảo lợi ích về mặt sức khoẻ cho gia đình. Vậy, cần lưu ý những gì khi mua các sản phẩm nước tương trên thị trường? Cần đọc kỹ những thông tin gì trên nhãn mác các loại nước tương để chọn lựa được loại an toàn nhất, phù hợp nhất với lối sống ăn uống lành mạnh thời hiện đại?1. Danh sách nguyên liệuBảng tên các nguyên liệu càng rõ ràng, loại thực phẩm đó càng xứng đáng được lựa chọn. Các loại nước tương có quá nhiều tên nguyên liệu đại diện cho các chất hoá học, chất bảo quản sẽ không nên nằm trong danh sách sản phẩm ưu tiên lựa chọn của bạn. Các loại nước tương công nghiệp thường sử dụng khá nhiều loại chất tạo màu, mùi, chất bảo quản như: chất điều vị 621, 631, 627; chất bảo quản 202, hương liệu giống tựhiên và kali iodid,...Nước tương từ mật hoa dừa của nhà Sokfarm chỉ chứa 2 thành phần duy nhất: mật hoa dừa và muối biển; không chứa chất bảo quản hay bất kỳ chất tạo mùiTiếp theo, chúng ta cũng cần nhìn vào tỷ lệ nguyên liệu chính của sản phẩm đó cm bao nhiêu phần trăm. Ví dụ: nước tương truyền thống sẽ được sản xuất bằng cách lên men đậu nành và thính gạo, muối, nước trong khoảng 3 - 4 tháng. Tỷ lệ đậu nành sử dụng sẽ dao động khoảng 20 - 25%, tương đương 200 - 250g trên 1 lít nước tương thành phẩm. Tuy nhiên, các loại nước tương sản xuất công nghiệp được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị có tỷ lệ đậu nành khá thấp, dao động khoảng 25 - 100g trên 1 lít sản phẩm. Đây là điều thật sự cần lưu ý khi mua các loại gia vị kiểu Việt hiện nay. Hình ảnh danh sách thành phần của 1 chai nước tương công nghiệp cho thấy tỷ lệ đậu nành chỉ chiếm 2,5% trên 1 lít nước tương2. Các nguyên liệu dễ gây dị ứngCác loại nước tương truyền thống sẽ thường bao gồm các nguyên liệu như: đậu nành, thính gạo, muối, nước,... Đậu nành là một loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em. Những người bị dị ứng với các loại đậu, ngũ cốc, sữa,... có khả năng cao cũng sẽ bị dị ứng với đậu nành.  3. Hàm lượng muối trong sản phẩmNước tương là một trong những loại gia vị chứa hàm lượng muối cao nhất. Trong 15ml nước tương (1 thìa canh) thông thường chứa đến 787mg natri, chiếm đến 40% tổng lượng natri khuyến nghị trong ngày đối với người Việt nam trưởng thành. Việc sử dụng nước tương cùng các gia vị khác trong chế biến, chưa kể đến việc sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn khác như snack, thức ăn đóng hộp, bánh mì,... đưa đến hậu quả là chúng ta sẽ tiêu thụ dư thừa lượng natri vào cơ thể, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim hay cả các bệnh lý về thận nữa. Lựa chọn các loại gia vị giảm muối sẽ là giải pháp tối ưu khi mua sắm để kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể! Từ khóa ít muối trên nhãn nước tương mật hoa dừa organic Sokfarm Khi mua, hãy lựa chọn những loại nước tương được ghi trên nhãn bao bì các từ khoá như “giảm muối", “ít muối" cũng như đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm nhé! Không phải tất cả các loại nước tương truyền thống hay nước tương công nghiệp đều không tốt cho sức khoẻ, mà chỉ những loại nước tương nào có tỷ lệ “nhân tạo" quá cao, chứa nhiều chất tạo màu, chất điều vị hay chất bảo quản hay chứa quá nhiều muối thì mới đáng để lưu tâm, cân nhắc không lựa chọn. Vậy nên, khi mua các loại nước tương, người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn mác thực phẩm, đặc biệt lưu ý các thông tin về danh sách nguyên liệu, lượng muối trong 1 khẩu phần nước tương, bảng thành phần dinh dưỡng... để đảm bảo lựa chọn đúng những sản phẩm nước tương chất lượng, an toàn cho bản thân và gia đình.Tác giả: Sokfarm

Xem chi tiết..